Phân tích Dupont là phương pháp phân tích cơ bản được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về mô hình dupont và công thức tính mô hình này. Mời bạn đọc qua bài viết sau
Phân tích Dupont là gì?
Phân tích Dupont hay Dupont Analysis là kỹ thuật được sử dụng để đánh giá, phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính. Qua đó giúp nhà đầu tư có thể nhận biết các nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trật tự nhất định.
Phân tích Dupont được thiết lập từ tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on Equity). Từ đó, nhà đầu tư sẽ có thông tin những chỉ số ảnh hưởng đến ROE và đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
ROE là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Vì trong dài hạn, giá trị cổ đông nhận được sẽ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.
Công thức tính mô hình Dupont?
Để tính toán mô hình Dupont, bạn cần dựa vào công thức tính ROE.
Theo đó:
- Lợi nhuận sau thuế (Earning): Là tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (bao gồm công ty con)
- Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity): Là tất cả số vốn của cổ đông, bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,…
Bạn cần phân tích kỹ mỗi nhóm chỉ số trong công thức trên, sẽ cho thấy ROE phụ thuộc vào những điểm chính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) là:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = LNST/ Doanh thu
Tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp có thể thu bao nhiêu lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận ròng tăng nghĩa là doanh nghiệp đó đang vận hành tốt, có thể tăng giá bán hoặc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản = Doanh thu/ Tổng tài sản
Vòng quay tài sản là thước đo khái quát về tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi vòng quay tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu từ tài sản hiện có.
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn trung bình sẵn có của doanh nghiệp. Chỉ số đòn bẩy tài chính tăng, cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ưu điểm của mô hình Dupont?
Ưu điểm của phân tích Dupont trong phân tích tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp như sau:
- Mô hình Dupont có công thức đơn giản, các nhà đầu tư F0 cũng có thể dễ dàng tính toán và phân tích các chỉ số.
- Công thức giúp các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp có thể xác định được cụ thể những chỉ số gây ảnh hưởng đến ROE qua các năm. Từ đó sẽ có xu hướng tập trung sâu hơn vào chỉ số đó để theo dõi.
- Chính những doanh nghiệp khi nhìn vào mô hình Dupont cũng sẽ hình dung được những điểm cần cải thiện như có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, tăng giá bán để tăng lợi nhuận, sử dụng đòn bẩy tài chính để phát triển hoặc quản lý tài sản nhằm tăng trưởng bền vững.
Minh họa thực tế của mô hình Dupont
Chúng ta cùng phân tích Dupont qua 2 ví dụ thực tế bên dưới.
Ví dụ 1: FPT và Viettel
Áp dụng phân tích mô hình Dupont cho Công ty Cổ phần FPT quý 1-2-3 năm 2021
- Tỷ suất lợi nhuận ròng = 3.786 tỷ đồng/ 24.953 tỷ đồng
- Vòng quay tài sản = 24.953 tỷ đồng / 13.9700 tỷ đồng
- Đòn bẩy tài chính = 13.9700 tỷ đồng / 60.112 tỷ đồng
Chỉ số ROE của công ty FPT trong 9 tháng đầu năm 2021 = 0.152 x 0.179 x 2.324 = 0.063 = 6.3%
So với chỉ số ROE của Viettel trong cùng khoảng thời gian =0.016 x 1.073 x 3.729 = 0.064 = 6.4%
Nhà đầu tư sẽ có được những thông tin như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng: FPT > Viettel
- Vòng quay tài sản: FPT < Viettel
Như vậy, áp dụng phân tích Dupont trong ví dụ này sẽ giúp bạn đánh giá về 2 doanh nghiệp trong ở cùng một thời điểm. Phân tích mô hình Dupont còn hiệu quả ở việc đánh giá các chỉ số qua các năm của cùng một doanh nghiệp.
Ví dụ 2: HPG
Chúng ta sẽ tính ROE của HPG trong giai đoạn 2016-2020, bạn cần lưu ý các điểm sau:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (EBIT) / Doanh thu
Những dự án của tập đoàn Hòa Phát được hưởng ưu đãi từ chính sách ưu đãi thuế của nhà nước trong một khoảng thời gian dài. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát luôn lớn hơn 0.85. Điều này cho thấy mức thuế suất của HPG thấp hơn 15%.
Tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2016 của tập đoàn này cao hơn các năm còn lại do giá của nguyên vật liệu than, quặng sắt tăng, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng. Từ năm 2017 đến 2020, biên độ lợi nhuận của HPG giảm dần đến năm 2022 thì tăng trưởng trở lại
Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Năm 2017-2018, tập đoàn Hòa Phát huy động vốn đến 30.000 tỷ đồng để đầu tư 2 dự án nhà máy Liên hợp sản xuất Gang Thép. Năm 2020, Hoà Phát được ghi nhận có mức tăng doanh thu lên đến 40%.
Đòn bẩy tài chính = (tổng tài sản / vốn chủ sở hữu bình quân)
Đòn bẩy tài chính của Tập đoàn Hoà Phát tăng dần qua mỗi năm. Báo cáo tài chính cho thấy nguồn đầu tư huy động đến từ việc vay ngắn hạn và dài hạn từ Ngân Hàng. Hoà Phát là doanh nghiệp uy tín trên thị trường dựa vào tốc độ tăng trưởng nên có thể đánh giá việc sử dụng hiệu quả đòn bẩy, và giảm thiểu rủi ro.
Trên đây là những thông tin về phân tích Dupont mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nhà đầu tư nên xem xét từng yếu tố trong phân tích Dupont để biết được chỉ số nào tác động. Từ đó có thể vạch ra được những chiến lược đầu tư hiệu quả.