Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là những phương pháp phân tích rất phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng. Để có thể phân biệt được 2 phương pháp phân tích này, mời bạn đọc qua bài viết sau.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản có tên tiếng Anh là Fundamental analysis. Đây là phương pháp xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường bằng cách xem xét các yếu tố có tác động hoặc làm thay đổi giá cổ phiếu hoặc hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp sẽ tập trung xem xét tất cả dữ liệu có sẵn như kinh tế, địa chính trị, các sự kiện trong giao dịch,..) có thể ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán để xác định giá trị tương đối của thị trường, phân tích ngành mà công ty đang hoạt động, phân tích tình hình kinh tế nói chung đến vi mô như hiệu quả quản lý của công ty.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật hay Technical analysist là phương pháp nghiên cứu các thống kê về các biến động giá, khối lượng giao dịch với mục đích đánh giá chứng khoán và dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các hoạt động giao dịch trong quá khứ cùng với sự biến động giá có thể giúp họ dự đoán được xu hướng giá trong tương lai.
Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản | |
Mục tiêu | Xác định thời điểm mua vào và thời điểm nắm giữ, bán ra cổ phiếu | So sánh giá trị nội tại của cổ phiếu với giá hiện tại của thị trường để biết được cổ phiếu đó có đang được định giá hợp lý hay không |
Đối tượng NĐT | Các nhà đầu tư ngắn hạn | Các nhà đầu tư dài hạn |
Dữ liệu dựa trên | Biểu đồ, mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật để phân tích biến động giá, khối lượng giao dịch | Các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, sự kiện, tin tức về kinh tế, thị trường… |
Phương pháp phân tích | Dựa vào sự biến động về giá và diễn biến biểu đồ. Giá luôn xem xét những thông tin có sẵn về một loại chứng khoán cụ thể, như hoàn cảnh kinh tế vi mô, vĩ mô và các yếu tố chính trị, kinh tế
Dựa trên các đường MACD, chỉ số RSI,… Phân tích kỹ thuật tập trung vào dự đoán biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử |
Phân tích các vấn đề về kinh tế vĩ mô như xem xét về sự tăng trưởng kinh tế, GDP, cán cân thương mại, lạm phát,…
Phân tích ngành: Xác định những ngành hoặc lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong nền kinh tế. Phân tích, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của công ty |
Yếu tố quyết định giao dịch | Diễn biến giá cổ phiếu và xu hướng thị trường | Mua hoặc bán khi giá thị trường của cổ phiếu thấp hoặc cao hơn giá trị nội tại của nó |
Thời gian nắm giữ | Có thể dài hạn, nhưng phần lớn là chỉ giữ cổ phiếu trong ngày ngày, vài phút hoặc vài giây | Thường cổ phiếu được giữ trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng. |
Nên lựa chọn phương pháp nào giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật?
Sau khi các nhà đầu tư phân biệt được giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Vậy liệu phương pháp phân tích nào là lựa chọn tốt hơn?
Trên thực tế, cả 2 phương pháp này đều có những lợi thế và nhược điểm riêng. Tuỳ vào mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau để có thể lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn có chiến lược đầu tư ngắn hạn, phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ phù hợp với bạn hơn để xác định thời điểm mua, bán.
Nếu bạn theo chiến lược đầu tư dài hạn, phương pháp phân tích cơ bản sẽ giúp bạn trong việc xác định các cổ phiếu được định giá tốt và có tiềm năng tăng trưởng.
Đặc biệt, nếu bạn biết cách kết hợp 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, bạn sẽ có được công cụ đắc lực để ra quyết định đầu tư.
Sau đây là một số cách giúp bạn có thể kết hợp 2 phương pháp này:
- Bạn có thể tạo ra một danh sách để theo dõi các cổ phiếu mà bạn muốn mua dựa vào phân tích cơ bản. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để quyết định có nên mua hay không và khi nào nên mua.
- Phân tích cơ bản còn được dùng để xác định phần nào của một chu kỳ kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Sau đó, bạn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để xác nhận xu hướng dự đoán.
- Phân tích kỹ thuật còn được dùng để tìm các mức mua vào với các mã cổ phiếu tăng trưởng đang trong xu hướng tăng. Những công ty có tốc độ tăng trưởng cao, giao dịch ở mức giá cao thường sẽ trải qua các đợt điều chỉnh lớn. Trong trường hợp như vậy, phân tích kỹ thuật có thể được dùng để xác định các mức quá bán. Đây thường sẽ là những cơ hội tốt cho các nhà đầu tư mua các cổ phiếu tăng trưởng.
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều là những phương pháp tốt để phân tích thị trường. Một phương pháp kỹ thuật được sử dụng tốt sẽ có thể cải thiện được lợi nhuận của các nhà đầu tư