PEG là chỉ số yêu thích của các nhà đầu tư, rất nhiều nhà đầu tư tìm được cơ hội tốt khi tính chỉ số PEG. Vậy chỉ số PEG là gì? Công thức tính và áp dụng khi định giá chứng khoán như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là gì? PEG là viết tắt của từ Tiếng Anh Price Earnings to Growth, đây là chỉ số định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó, giúp các nhà đầu tư so sánh giữa chỉ số P/E (Price to Earning ratio) và chỉ số EPS (Earning per Share) của cổ phiếu.
Chỉ số này được phát triển đầu tiên bởi Peter Lynch, ông là bậc thầy đầu tư. Qua chỉ số PEG, nhà đầu tư có thể lọc ra những cổ phiếu tiềm năng trên thị trường. Việc này giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả.
Cách tính chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG được tính với công thức như sau:
PEG = (P/E)/G
Trong đó:
- P/E: cho biết hệ số giá trên giá thị trường (Price) và lợi nhuận của một cổ phiếu (Earning).
- EPS (G): chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng thu nhập trong tương lai của cổ phiếu. G là kết quả dự phóng EPS hay còn gọi là forward EPS.
Các nhà đầu tư thường sẽ sẵn sàn chi trả mức giá hợp lý cho các cổ phiếu mà họ dự đoán có tiềm năng trong tương lai. Nếu chỉ số P/E có thể xác định được qua các số liệu cụ thể thì G là một biến số.
Có 2 cách để đưa ra con số G:
- Dựa vào tốc độ tăng trưởng EPS (còn gọi là lợi nhuận ròng) trong quá khứ, khác nhau cho từng nhóm ngành nghề.
- Dựa vào kế hoạch kinh doanh được chia sẻ trên phương tiện truyền thông, báo cáo tài chính hoặc đại hội cổ đông.
Chỉ số PEG bao nhiêu là tốt?
Có 3 trường hợp để đánh giá PEG:
PEG = 1
Nếu P/E = G sẽ có thêm một công thức tính khác, do Benjamin Graham thực hiện:
Fair Value = EPS x G
Với công thức trên khi P/E = G, PEG = 1. Đây là một chỉ số hoàn hảo vì nó có tốc độ tăng trưởng bằng với giá trị thực của cổ phiếu.
Chỉ số P/E thường thể hiện kỳ vọng về sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai, nó còn là yếu tố đo lường mức độ hoàn vốn.
Lúc này, chỉ số PEG sẽ thể hiện mức độ tin cậy cho tốc độ tăng trưởng giả định G. Với trường hợp ngược lại, giả định tăng trưởng G thì PEG sẽ cho thấy mức độ khả thi của P/E.
PEG > 1
Nếu PEG >1, PE > G đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang được định giá cao hơn giá trị thực của nó, hay kỳ vọng của thị trường lớn hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu đó.
PEG < 1
Nếu PE<G có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp, hoặc thị trường không kỳ vọng cao cho sư tăng trưởng về thu nhập của cổ phiếu. Khi kết hợp với phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn có thể sẽ xác định đó có phải là cổ phiếu tiềm năng để nắm giữ lâu dài hay không. Khi đó, bạn có thể mua vào và chờ thời điểm tăng giá.
Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức
Khi tính toán chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức cho các công ty blue chip hoặc dẫn đầu ngành, bạn cần quan tâm đến công thức sau:
PEG điều chỉnh = (P/E) / (G + tỷ suất cổ tức Y)
Nguyên nhân các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao như nhóm cổ phiếu Penny hoặc cổ phiếu Midcap, nhưng có chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định hơn qua các năm.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, tiện ích, có tỷ lệ tăng trưởng thấp.
NT2 tại thời điểm đóng phiên có giá thị trường là 25.000/cổ phiếu, EPS là 1.850đ/cổ phiếu, P/E = 13.5. Tốc độ tăng trưởng NT2 trong các năm tới dự kiến là 5%, PEG = 2.7 > 1 khá nhiều.
Nếu dựa vào điều kiện PEG = 1 được xem là tốt thì các nhà đầu tư có thể cho rằng cổ phiếu này đang bị đẩy giá lên cao. Bạn cần xem xét lại bởi vì NT2 là doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức cao , ổn định, trung bình 10%/năm.
Khi đó PEG sẽ được điều chỉnh sẽ như sau:
PEG điều chỉnh = 13.5 / (5 + 10) = 0.9 gần tiệm cận với 1, cổ phiếu NT2 có mức giá rẻ hơn so với cách tính ban đầu.
Những lưu ý khi phân tích chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong nghiên cứu đầu tư cổ phiếu, bạn cần lưu ý các điểm sau để định giá hợp lý:
- Các nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ số khác để có thông tin toàn diện về định giá cổ phiếu, bao gồm: lợi nhuận gộp, ROE, ROA,… Ngoài ra, bạn cần xem xét tình hình kinh tế vĩ mô và doanh nghiệp có môi trường để phát triển hay không.
- Chỉ số PEG thích hợp để tính toán trong dài hạn từ 3-5 năm. Công thức PEG có biến số G là dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai. Đây là một thông số chủ quan, không tuyệt đối và có thể thay đổi trong tương lai. Do đó, bạn nên thận trọng với các dự đoán G cao không có căn cứ.
- Không nên kỳ vọng quá nhiều vào tương lai và mua số lượng lớn cổ phiếu có PEG cao. Bạn nên chọn phương án an toàn với kết quả chỉ số PEG vừa phải nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Trên đây là thông tin về chỉ số PEG là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này, nhà đầu tư sẽ hiểu PEG là gì trong chứng khoán và lưu ý khi phân tích chỉ số PEG để có thể đạt được thành công trong chiến lược đầu tư.