Các nhà đầu tư mới cần biết về chỉ số nav là gì, đây là một chỉ số quan trọng cho các nhà đầu tư muốn kiếm lời từ chứng khoán. Vậy Nav trong chứng khoán là gì? Công thức tính Nav ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nav là gì trong chứng khoán?
NAV có tên tiếng anh là Net Asset Value hay còn gọi là giá trị tài sản thuần của một doanh nghiệp. NAV có chức năng là thước đo giá trị tài sản của một công ty hay một doanh nghiệp nào đó có tương ứng với định giá của hiện tại hay không. Chỉ số NAV đại diện cho giá trị của thị trường của mỗi công ty cổ phần.
3 thành phần của NAV bao gồm:
- Vốn điều lệ: là nguồn vốn góp từ các cổ đông
- Vốn phát hành cổ phiếu
- Vốn lợi nhuận của công ty
Do đó, nếu một công ty có vốn điều lệ thấp hoặc không cao nhưng khối tài sản thể hiện trên thị trường lại cao thì đó có thể là do số vốn đã vay bên ngoài.
Các nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số NAV để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty và cân nhắc, xem xét khi đầu tư.
2. Ưu điểm của Nav là gì trong chứng khoán
- NAV tính toán được giá trị ròng của tài sản công ty. Giá trị ròng tài sản chung là giá của cổ phần vốn chủ sở hữu và được tính dựa vào chi phí tích lũy cổ phiếu riêng lẻ.
- NAV có thể định giá tài sản ròng hằng ngày. Hầu hết các công ty đầu tư quỹ hỗ trợ đều xem xét và đánh giá tổng giá trị danh mục đầu tư của họ vào cuối ngày.
- Khi thị trường chứng khoán sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau. Với mức giá sẽ trùng với ngày đóng cửa của hôm trước. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể khấu trừ toàn bộ các chi phí để có thể định giá tài sản ròng cùng ngày.
3. Ý nghĩa của Nav
NAV có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư, chỉ số NAV cho biết rằng các quỹ hoạt động của các nhà đầu tư có đang tăng trưởng tốt hay không.
Lợi ích của chỉ số NAV trên thị trường chứng khoán như sau:
- Giả sử, một công ty có cổ phần tiến hành phát hành cổ phiếu với mệnh giá là 120.000 đồng/cổ phần nhưng chỉ số NAV là 150.000 đồng/cổ phần. Như vậy có thể công ty đó đã tích lũy trước vốn để có thể phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ quỹ cũ hoặc các nguồn quỹ dự phòng. Vì vậy nhà đầu tư sẽ rất yên tâm khi mua cổ phiếu với giá 150.000 đồng vì họ vẫn đang mua đúng với giá trị thuần của công ty đó.
- Nếu chỉ số NAV của công ty là 150.000 đồng/ cổ phần, nhưng công ty có lợi nhuận hàng năm cao thì các nhà đầu tư có thể sẽ bỏ ra khoản tiền lớn hơn để mua. Mục đích là thu về lợi nhuận cao từ việc chia cổ tức hoặc công ty cũ có tích luỹ cao và NAV sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
- Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số NAV là 140.000 đồng/ cổ phần nhưng doanh nghiệp lại có rủi ro thua lỗ thì bạn có mua với 140.000 đồng hay cao hơn không. Đó sẽ là một quyết định khó khăn, nó phụ thuộc vào việc đánh giá và phân tích của các nhà đầu tư ở nhiều khía cạnh. Có một nguyên tắc mà nhà đầu tư cần chấp nhận đó là “lợi nhuận cao thì rủi ro cao”. Các nhà đầu tư cần xem xét và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định đổ tiền vào đầu tư.
Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán Việt Nam mà các nhà đầu tư cần nắm
4. Cách tính chỉ số NAV là gì?
Việc tính toán chỉ số NAV khá đơn giản, bạn có thể áp dụng công thức sau
NAV = (Tổng tài sản của doanh nghiệp – Tổng nợ doanh nghiệp cần phải trả)/Tổng số cổ phiếu hiện tại đang lưu hành
Giá trị tài sản thuần gồm:
- Vốn cổ đông hay vốn điều lệ hình thành từ lợi nhuận để lại
- Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu bên ngoài thị trường cao hơn mệnh giá lỗ.
- Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu chia cho tổng cổ phần phát hành.
5. Điểm khác giữa NAV và giá cổ phiếu
- Chỉ số NAV đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của doanh nghiệp. Giá cổ phiếu là mức chi phí mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để thực hiện giao dịch. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào biến động của thị trường chứng khoán.
- Giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm bởi người mua, người bán tùy vào cung cầu và xu hướng chung của thị trường. Sự chênh lệch về giá cổ phiếu và chỉ số NAV sẽ cho thấy mức độ ổn định và cho biết thị trường có đang đánh giá đúng về giá trị của doanh nghiệp hay không
- Chỉ số NAV sẽ được chốt trong ngày và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu lại biến động theo từng ngày dựa vào quyết định của người bán và người mua.
6. Kinh nghiệm sử dụng Nav là gì?
Các nhà đầu tư cần biết giá trị của NAV là gì để có kinh nghiệm sử dụng NAV. Cụ thể, khi làm tăng giá trị này lên thì sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách để kéo giá trị của NAV.
- Bạn có thể thực hiện giao dịch mua lại những khoản quỹ trên thị trường chứng khoán như các công ty đã niêm yết việc mua cổ phiếu.
- VF1 có thể trả mức cổ tức cao hơn chỉ số 22%.
- Nếu bạn tiến hành 2 cách trên nhưng không hiệu quả bạn hãy thử cách xin hoán đổi toàn bộ hoặc một phần thành quỹ mở. Đây sẽ là những cách có thể làm cho giá trị NAV đi lên.
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về nav là gì trong chứng khoán, và ý nghĩa của chỉ số hữu ích này. Ngoài chỉ số NAV bạn có thể kết hợp với các chỉ số khác để mang lại lợi ích tuyệt đối nhất.