Lợi thế cạnh tranh bền vững là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng thành công trong khoản đầu tư của bạn. Các lợi thế cạnh tranh là tài sản vô hình giúp những doanh nghiệp hơn như Vinamilk, Thế giới di động, PNJ luôn đứng vững trước đối thủ và duy trì tỷ suất lợi nhuận ở mức cao.
1. Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là một cụm từ bao gồm các yếu tố làm cho doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn giữa hàng loạt đối thủ cùng ngành. Và các đối thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Khi tìm được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng trên thị trường và doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp đối thủ. Lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết giúp công ty ngày thành công và nhanh chóng khẳng định thương hiệu vươn tầm thế giới.
Khi lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp thì sẽ có những ưu điểm như: lợi thế về chi phí, mang lại lợi ích vượt xa với các sản phẩm cạnh tranh. Có thể thấy, yếu tố này giúp công ty tạo được giá trị cao cho khách hàng. Từ đó, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Khi công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại những giá trị vượt trội. Với 2 lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt. Đây được xem là những ưu thế của công ty vì nó mô tả đúng vị trí của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt.
Ví dụ:
Lợi thế cạnh tranh của Mcdonald’s là dựa vào chiến lược dẫn đầu về chi phí. Công ty tận dụng lợi thế theo quy mô và sản xuất sản phẩm với chi phí thấp. Mục đích là cung cấp sản phẩm với giá bán thấp hơn so với giá bán của đối thủ cạnh tranh khác.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1. Yếu tố bên ngoài
- Nền kinh tế chung: Nếu nền kinh tế tăng trưởng, có nghĩa là mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và ngược lại. Khi nền kinh tế suy thoái thì khiến khách hàng dè dặt hơn trong việc chi tiêu và mua sắm.
- Thị hiếu và nhu cầu sống: Để có thể tồn tại lâu dài, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Để làm điều này, bạn cần nghiên cứu sâu để mang đến những giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất
- Hệ thống pháp luật: Tất cả các ngành nghề kinh doanh đều chịu sự chi phối của các điều luật. Do đó, doanh nghiệp cần phải thoả mãn các điều kiện trong luật pháp quy định. Như vậy sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối về phạm pháp, ảnh hưởng đến danh tiếng về sau
- Công nghệ, mạng xã hội: Áp dụng công nghệ cao, tối ưu hoá được giá trị của mạng xã hội sẽ mang đến một hiệu quả tuyệt vời cho doanh nghiệp.
2.2. Yếu tố bên trong
- Năng lực tổ chức và quản lý vận hành doanh nghiệp của những người có thẩm quyền tối cao
- Năng lực tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và tạo sự khác biệt so với đối thủ
- Khả năng áp dụng các chiến lược quảng bá, truyền thông marketing. Đội ngũ này phải là những người có năng lực thực chiến và nắm bắt nhanh thời cuộc.
3. Phân loại lợi thế cạnh tranh
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của lợi thế cạnh tranh, tiếp đến là phân loại lợi thế cạnh tranh hiện nay trên thị trường có những loại sau:
- Lợi thế về nhãn hàng và thương hiệu (Branding): Tầm quan trọng của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh là rất quan trọng. Đó cũng là lý do vì sao các nhãn hàng lớn như Apple, BMW, Mercedes,..bỏ ra hàng trăm triệu đô mỗi năm đê
- Lợi thế về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh khác
- Giá cả hàng hoá của sản phẩm bán ra thấp hơn những đối thủ cạnh tranh
- Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, sản phẩm có sự khác biệt và có điểm vượt trội hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Chất lượng dịch vụ như: thanh toán, giao hàng, chăm sóc khách hàng,.. được người dùng đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm, mẫu mã của doanh nghiệp đa dạng và đầy đủ thông tin chi tiết hơn sản phẩm đối thủ.
4. Cách xác định lợi thế cạnh tranh
Khi các doanh nghiệp muốn bán hàng vượt xa những đối thủ cạnh tranh khác thì điều cần làm là phải biết cách xác định lợi thế này. Sau đây là những cách xác định lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp nên biết
4.1. Xem xét và đánh giá năng lực của bản thân
Bạn nên tự đánh giá năng lực của bản thân bằng cách xác định ưu điểm, nhược điểm của bản thân là gì, bản thân có những gì vượt trội so với những đối thủ cạnh tranh khác. Nắm được điểm yếu của đối thủ cũng là cách giúp bạn cạnh tranh thuận lợi. Biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của mình.
Đôi khi điểm yếu của bạn lại không phải là điểm mạnh của đối thủ. Do đó, cạnh tranh lành mạnh và tự đánh giá bản thân một cách khách quan sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể.
4.2. Dựa trên yếu tố sáng tạo
Để kinh doanh đột phá, doanh nghiệp cần tạo ra những yếu tố sáng tạo. Không nên sao chép 100% cách làm của đối thủ hoặc theo lối mòn của đối thủ. Thay vào đó, bạn có thể dựa vào cách làm của họ và sáng tạo riêng cho mình. Sự sáng tạo dựa trên những khuôn mẫu có sẵn theo cách mà người khác chưa có và chưa ai làm.
4.3. Tìm và phân tích điểm yếu của đối thủ
Người luôn giành lợi thế nhiều hơn người khác trong kinh doanh là người biết tìm ra điểm yếu của đối thủ. Sau khi nghiên cứu và tìm ra được điểm yếu của đối thủ, bạn cần biết phân tích kỹ lưỡng những điểm mấu chốt để đưa ra chiến lược kinh doanh cho mình.
4.4. Tìm ra lợi thế vượt trội
Một trong những cách xác định lợi thế cạnh tranh là biết tìm ra những ưu thế vượt trội của mình. Ưu thế nổi bật đó là những điểm mạnh của bạn mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc kém nổi bật hơn. Từ những điểm mạnh đó, bạn có thể khai thác và tìm ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác cùng ngành.
Xem thêm: Vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức
Trên đây là những thông tin về lợi thế cạnh tranh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản chất và vai trò của lợi thế cạnh tranh mang lại cho doanh nghiệp.