Lợi nhuận trước thuế là khái niệm được rất nhiều người quan tâm. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận này là một chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm được khái niệm về lợi nhuận trước thuế và cách tính lợi nhuận trước thuế sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
1. Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế có tên tiếng Anh là Earnings Before Interest and Taxes – EBIT. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước thời điểm thanh toán khoản thuế và lãi vay (nếu có).
Nói cách khác, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ số thuế này thường xuất hiện trên báo cáo thu nhập giao dịch, lợi nhuận hay thua lỗ.
Lợi nhuận trước thuế có được nhờ vào việc khấu trừ các chi phí từ doanh thu. Từ đó cho ra kết quả của lợi nhuận gộp. Từ thu nhập trên, sau khi đã khấu trừ các khoản chi sẽ cho ra số thu nhập trước lãi và thuế.
Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Công thức tính lợi nhuận hiệu quả
2. Công thức tính lợi nhuận trước thuế?
Lợi nhuận trước thuế gồm các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và một số lợi nhuận phát sinh khác.
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – chi phí phát sinh
Trong đó:
Tổng doanh thu: toàn bộ doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp thể hiện qua các biên lai, hoá đơn bán ra.
Chi phí cố định: gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, các khoản chi phí sản xuất, chi phí nhân công, các khoản chi phí cố định trong kinh doanh
Chi phí phát sinh: toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty ngoài kế hoạch.
Ví dụ: Doanh nghiệp P có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp P đã mua sản phẩm của công ty N với giá tổng cộng là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty N về kho của doanh nghiệp P là 500 triệu. Chi phí nhân viên và chi phí thuê địa điểm là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến khách hàng là 200 triệu. Chi phí phát sinh trong quá trình là 100 triệu.
Lợi nhuận trước thuế của DN P là = 20 tỷ – ( 4 tỷ + 1 tỷ + 500 triệu + 200 triệu ) – 100 triệu = 14,2 tỷ
3. Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc bắt buộc phải chia lợi nhuận trước và sau thuế. Do đó, doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế nên doanh nghiệp cần kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng khoản tiền thuế phải nộp, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác có căn cứ để chia lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp, các công ty thường chia lợi nhuận khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác. Việc chia lợi nhuận này có thể dẫn đến sai sót, đồng thời việc lấy lại lợi nhuận từ chủ thể cũng khá khó khăn, dẫn đến việc thất thoát tiền đáng kể cho doanh nghiệp.
4. Các tiêu chí đánh giá lợi nhuận trước thuế trong kinh doanh
Để có thể đánh giá lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, thông thường sẽ so sánh giữa giá trị của lợi nhuận trước thuế với 0
- Nếu lợi nhuận trước thuế > 0: Phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có lãi dương. Doanh nghiệp đang đi đúng hướng, có thể mở rộng đầu tư trong tương lai và không cần thay đổi mô hình kinh doanh ngay
- Nếu lợi nhuận trước thuế = 0: Phản ánh doanh nghiệp không có lãi. Và doanh nghiệp không có năng lực trả lãi nợ vay, trả thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, các cổ đông sẽ không được chia cổ tức. Doanh nghiệp cần xem xét và thay đổi chiến lược, mô hình kinh doanh.
- Nếu lợi nhuận trước thuế < 0: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn và thua lỗ. Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ hơn các chi phí phải trả. Doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế | Lợi nhuận sau thuế | |
Khái niệm | Là khoản lợi nhuận trước khi nộp thuế và tiền lãi vay | Là khoản lợi nhuận sau khi trừ đi thuế phải nộp nhà nước và lãi vay vay |
Công thức | EBIT = Doanh thu – Chi phí | Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu – Chi phí – Thuế TNDN – Chi phí lãi vay |
Ý nghĩa | – Là công cụ đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
– Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các nhà đầu tư so sánh và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý |
– Phản ánh việc công ty kiểm soát chi phí vốn có hiệu quả không
– Cho biết doanh nghiệp đang kinh doanh lời hay lỗ. Qua đó, phản ánh triển vọng của cổ phiếu doanh nghiệp. |
Trên đây là những thông tin chi tiết về lợi nhuận trước thuế mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về các vấn đề liên quan đến lợi nhuận trước thuế.