Lệnh LO là gì? Lệnh LO là lệnh được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch chứng khoán. Lệnh LO giúp các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán theo mức giá giới hạn. Do đó, nhà đầu tư cần hiểu rõ về lệnh LO trong chứng khoán là gì và cách đặt lệnh LO. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc bài viết sau.
1. Lệnh LO là gì?
Lệnh LO được viết tắt từ cụm từ Limit Order, hay còn được gọi là lệnh giới hạn. Lệnh LO cho phép các nhà đầu tư mua/bán chứng khoán ở một mức giá cụ thể. Sử dụng lệnh LO giúp nhà đầu tư kiểm soát giá mua giá bán hiệu quả.
- Nhà đầu tư đặt lệnh LO mua sẽ được phép giao dịch thực hiện khớp ở mức giá thấp hơn hoặc bằng giá giới hạn.
- Nhà đầu tư đặt lệnh LO bán sẽ thực hiện khớp với mức giá bằng hoặc cao hơn giá giới hạn.
Ví dụ: nhà đầu tư thiết lập lệnh giới hạn LO để mua cổ phiếu với mức giá 30.000VND. Khi đó, các giao dịch chỉ thực hiện khi cổ phiếu có mức giá bằng hoặc thấp hơn 30.000VND. Ngược lại, với lệnh giới hạn bán cổ phiếu với mức giá giới hạn là 40.000VND thì giao dịch sẽ được thực hiện cho người mua trả giá cao hơn hoặc bằng 40.000VND.
Khi thiết lập lệnh giới hạn sẽ cho phép người mua – bán thiết lập khoảng giá yêu cầu để giao dịch được khớp tự động. Tuy nhiên, không có nghĩa là các giao dịch có lệnh LO đều được khớp. Lệnh LO chỉ hiệu quả trong một số trường hợp sau:
- Nhà đầu tư không có nhiều thời gian để thường xuyên theo dõi mã cổ phiếu. Việc sử dụng lệnh LO sẽ giúp các giao dịch được thiết lập theo mức giá kỳ vọng của mỗi người chơi
- Lệnh giới hạn sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát giao dịch đối với mã cổ phiếu tăng giảm quá nhanh ảnh hưởng đến giá tài sản.
2. Đặc điểm của lệnh LO là gì?
Sau khi tìm hiểu về lệnh LO là gì, để có thể sử dụng hiệu quả lệnh LO hiệu quả, bạn cần nắm những đặc điểm sau:
- Lệnh giới hạn cho phép các giao dịch thực hiện khớp lệnh ở mức tối đa hoặc tối thiểu so với giá giới hạn.
- Lệnh giới hạn luôn ở trạng thái chờ giao dịch. Khi các điều kiện chưa đáp ứng để khớp, lệnh sẽ treo ở lệnh chờ chứ không được khớp ngay
- Lệnh LO không phải là lệnh ưu tiên nên không được dùng để tranh mua tranh bán như lệnh ATC hay ATO. Vì vậy, nhà đầu tư cần chờ đến khi giá được khớp.
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh LO sẽ được khớp sau lệnh ATC, lệnh ATO và với phiên khớp lệnh liên tục, lệnh giới hạn sẽ ưu tiên khớp sau lệnh thị trường MP.
- Lệnh giới hạn có hiệu lực ngay khi thiết lập trên hệ thống, trong khung giờ từ 9g-11g30, 13g-14g45 trên hai sàn HoSE và HNX. Riêng sàn UPCOM, lệnh giới hạn sẽ áp dụng từ 9g-11g30 và 13g-15g.
- Khi đặt lệnh, nhà đầu tư cần ghi rõ cụ thể mức giá muốn mua hoặc bán. Hệ thống sẽ dựa vào mức giá cụ thể để khớp lệnh giá thấp hoặc cao hơn.
3. Phân loại lệnh LO trong chứng khoán?
Có 2 loại lệnh LO được sử dụng trong giao dịch trên sàn chứng khoán. Lệnh LO được sử dụng ở thời điểm khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng.
- Lệnh LO trong phiên mở cửa. Lệnh LO được dùng để giao dịch chứng khoán tại thời điểm phiên mở cửa sàn. Giao dịch được thực hiện nếu các mức giá thị trường thỏa mãn điều kiện mức giá giới hạn được thiết lập. Đặc biệt, lệnh chỉ có hiệu lực trong phiên mở cửa, sau đó lệnh sẽ không được áp dụng nữa.
- Lệnh LO trong phiên đóng cửa. Lệnh được dùng để giao dịch cổ phiếu trong phiên đóng cửa, nếu mức giá này tốt hơn giá giới hạn. Nếu các điều kiện không đáp ứng giá giới hạn thì lệnh LO sẽ bị hủy.
4. Các bước đặt lệnh LO là gì?
Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần biết cách đặt lệnh giới hạn đúng. Dưới đây là các bước giúp bạn thiết lập lệnh LO khi giao dịch trên sàn
- Bước 1: Bạn cần có tài khoản chứng khoán trên sàn giao dịch. TIếp theo, bạn cần đăng nhập vào tài khoản chứng khoán đó để thiết lập giao dịch.
- Bước 2: Chọn mục “Lệnh thông thường” trên giao diện màn hình và đọc kỹ các thông tin liên quan đến lệnh LO yêu cầu.
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin liên quan đến lệnh theo yêu cầu. Cần ghi rõ mức giá thiết lập lệnh LO, nằm trong khoảng mức giá sàn – giá trần
- Bước 4: Nhấp vào “Đặt lệnh” để hoàn tất quy trình. Lúc này, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin. Nhà đầu tư cần kiểm tra lại để đảm bảo thông tin chính xác. Sau đó nhập mã pin vào theo yêu cầu.
- Bước 5: Xác nhận hoàn thành đặt lệnh LO. Tiếp theo, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin bao gồm: đối tượng đặt lệnh, loại lệnh, giá, trạng thái, thời gian,…
5. Kinh nghiệm đặt lệnh LO hiệu quả
Lệnh LO là một trong những lệnh được sử dụng nhiều nhất trong chứng khoán. Do đó, bạn cần nắm rõ quy trình đặt lệnh để sử dụng lệnh tối ưu nhất:
- Luôn tính toán khối lượng giao dịch và mức giá phù hợp dựa vào phân tích thị trường và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Cân nhắc và đảm bảo ngân sách tiền trong tài khoản đầy đủ để giao dịch mua bán được khớp.
- Mặc dù lệnh LO được khớp tự động, nhưng bạn cũng cần linh hoạt khi đặt mua hoặc bán với lệnh LO để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch với lợi nhuận cao.
- Hiểu rõ nguyên tắc khớp lệnh LO, kết hợp lệnh LO với các lệnh khác để thực hiện mua bán hiệu quả hơn.
Xem thêm: 6 bước đặt lệnh ATO hiệu quả
Qua những thông tin chi tiết về lệnh LO là gì và cách sử dụng lệnh giới hạn trong giao dịch chứng khoán. Chúng tôi hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn có thể sử dụng thành thạo các lệnh hơn.