Hiện nay, định hướng phát triển của nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều dựa vào nền kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Kinh tế tri thức là gì?
Kinh tế tri thức là gì? Thuật ngữ “kinh tế tri thức” có tên tiếng anh là Knowledge Economy. Đây là nền kinh tế phát triển dựa trên việc lao động bằng tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Các hoạt động này bao gồm hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ mới với mục tiêu tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Kinh tế tri thức được xem là nền kinh tế công nghệ cao vì sử dụng nhiều chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Loai hình kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ hiện nay vì xã hội ngày càng hiện đại, nền kinh tế tri thức càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Nếu một quốc gia biết cách phát huy các hình thức kinh tế tri thức, quốc gia đó sẽ tạo ra được nhiều của cải khổng lồ với chi phí nhân công và vật lực thập. Kinh tế tri thức cũng là một hình thức khởi nghiệp được số đông người trẻ lựa chọn.
2. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
- Tri thức là nguồn tài nguyên vô tận và phong phú, không bao giờ khan hiếm. Kinh tế tri thức là nguồn vốn vô hình to lớn, quan trọng trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức.
- Nền kinh tế tri thức luôn đi đôi với sư sáng tạo là động lực của sự phát triển.
- Nền kinh tế có tính chất toàn cầu hóa, mạng lưới thông tin trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của xã hội.
- Nguồn tài nguyên của nền kinh tế tri thức chỉ được sử dụng và phát triển thông qua chia sẻ và ứng dụng.
- Sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo xu hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra của cải, vật chất. Tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng.
- Học tập không ngừng nghỉ, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để không ngừng phát triển tri thức lên tầm cao mới, sáng tạo công nghệ mới và làm chủ công nghệ cao. Bên cạnh đó nền kinh tế tri thức cần phải có sự hoàn thiện về các kỹ năng, có sự thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của xã hội mới
- Tri thức hóa các quyết sách kinh tế.
- Kiến thức thức khi bị khoá trong hệ thống hoặc quy trình sẽ có giá trị vốn có cao hơn so với khi nó được đưa vào sử dụng.
3. Ví dụ về kinh tế tri thức là gì
Ví dụ 1: Khi bạn muốn lập trình trí tuệ nhân tạo, bạn cần phải biết các ngôn ngữ lập trình như Python, SQL,..Những phần mềm lập trình này đòi hỏi nhiều chất xám, tư duy logic và tốn nhiều thời gian hơn các công cụ văn phòng như Word, Excel, Powerpoint.
Ví dụ 2: Sự cải tiến và phát triển liên tục của các phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống quản lý và điều phối taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Google, Twitter, Instagram, Facebook,..
Các doanh nghiệp toàn cầu như: Microsoft, Dell, Apple, Samsung, Cisco,..Họ luôn đầu tư và nghiên cứu phát triển (R&D) để tìm kiếm phương pháp cải thiện cái cũ, tạo ra các giá trị mới ưu việt hơn.
4. Vai trò của nền kinh tế tri thức là gì?
Trong cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực thì nền Kinh tế thế giới đang nghiên về phía tri thức. Tri thức đã trở thành một yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống hơn các yếu tố về đất đai, tư liệu sản xuất, yếu tố lao động.
4.1. Tri thức là nguồn lực sản xuất trực tiếp
Tri thức là nguồn lực đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Việc con người vận dụng tri thức vào sản xuất của cải vật chất. Đó là động lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được điều này, đòi hỏi lực lượng lao động phải có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo chuyên môn bài bản.
4.2. Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng
Đối với nền kinh tế công nghiệp thì sức cạnh tranh phần lớn dựa trên việc tối ưu hóa cũng như hoàn thiện các công nghệ sẵn có. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế tri thức thì phải luôn dựa trên việc nghiên cứu, sáng tạo không ngừng để sản xuất ra nền công nghệ mới.
4.3. Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất kinh doanh
Đối với nền kinh tế tri thức, lao động trí tuệ sẽ giúp tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Theo đó, cơ cấu lao động sẽ được thay đổi từ trình độ thấp đổi mới sang lao động trí tuệ.
Đặc biệt, nguồn lực lao động phải được tri thức hoá. Có như vậy, nguồn lực lao động mới không ngừng đổi mới, sáng tạo để bắt kịp xu hướng mới nhất của xã hội. Năng lực và trí tuệ là 2 yếu tố mấu chốt để mang lại tiềm năng phát triển, nâng cao tính cạnh tranh đối với mỗi quốc gia.
4.4. Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hoá
Nền kinh tế tri thức chỉ xuất hiện khi lực lượng lao động sản xuất có trình độ cao, hệ thống sản xuất có sự kết nối giữa các công ty đa quốc gia. Từ đó, các quốc gia trên toàn cầu sẽ tạo ra những công dân toàn cầu có thể làm việc tại bất cứ đất nước nào có cùng trình độ và nền kinh tế này. Vì vậy, đây là hệ tả tất yếu của việc toàn cầu hoá.
Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Ảnh hưởng của các giai đoạn chu kỳ kinh tế
Bài viết trên là những thông tin về nền kinh tế tri thức là gì và vai trò của kinh tế tri thức. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được phần nào về nền kinh tế tri thức và có những định hướng phát triển trong tương lai.