Hợp đồng tương lai là một khái niệm khá mới đối với các nhà đầu tư trẻ. Không phải ai cũng hiểu cách định giá hợp đồng tương lai là gì. Để có thể đầu tư chứng khoán phái sinh hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm rõ đặc điểm chỉ số hợp đồng tương lai.
1. Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai là gì? Hợp đồng tương lai được dịch từ Futures contract. Đây là một thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán ở một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá được xác định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp cơ hội cho những người tham gia thị trường với mục đích phòng ngừa rủi ro về biến động giá có xu hướng bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.
Khi tham gia hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán sẽ biết trước về
- Loại hàng hoá sẽ mua/bán là gì
- Khối lượng hàng hoá mua/bán là bao nhiêu
- Thời gian diễn ra giao dịch
- Giá giao dịch
Hợp đồng tương lai thường được phân loại vào tài sản làm cơ sở như: HĐTL hàng hoá cơ bản, HĐTL tiền tệ, HĐTL chỉ số cổ phiếu, trái phiếu,..Ở giai đoạn đầu vận hàng, chỉ có 1 sản phẩm duy nhất được đưa vào giao dịch đó là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Phát sinh Việt Nam (HNX), thanh toán bù trừ qua Trung tâm Bù trừ (VSD)
2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai là gì?
Khi đã nắm về khái niệm của Hợp đồng tương lai là gì, bạn cần hiểu rõ về các đặc điểm của hợp đồng tương lai. Qua đó sẽ giúp các nhà đầu tư có lợi thế tốt hơn khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.
2.1. Tính chuẩn hoá
Hợp đồng tương lai là công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Do đó, các điều khoản trong hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng tài sản cơ sở. Các tài sản cơ sở chủ yếu là trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi suất, hàng hoá.
Sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể về: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng, cách thức giao – nhận, hình thức thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…
2.2. Được niêm yết
Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh.
2.3. Bù trừ và ký quỹ
Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bắt buộc theo hợp đồng đối với bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Khi tham gia vào thị trường này, các nhà đầu tư phải đáp ứng những yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cho từng loại HĐTL cụ thể.
Mục đích của Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ là:
- Đảm bảo cho việc thanh toán mang tính chất bắt buộc.
- Thanh toán, bù trừ theo giá thực tế hằng ngày. Thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.
3. Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để triển khai đầu tiên?
Bởi vì hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu có tính đại diện cao, dễ thực hiện và đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá đầu tư và phòng ngừa rủi cao của các nhà đầu tư. Do đó mà hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu thích hợp để triển khai đầu tiên ở thị trường phái sinh tập trung.
Có thể thấy, giữa rất nhiều chỉ số chứng khoán, chỉ số VN30 được lựa chọn vì nó đại diện cho 30 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE, nó có giá trị vốn hoá và tính thanh khoản cao nhất.
Lựa chọn Hợp đồng tương lai rất phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo thống kê từ nhiều quốc gia cho thấy Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là sản phẩm đặt nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì?
4. Các tiêu chí của Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30
STT | Đặc điểm | HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30 |
1 | Tên hợp đồng | Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 |
2 | Mã hợp đồng | VN30FYYMM |
3 | Tài sản cơ sở | Chỉ số Vn30 |
4 | Quy mô hợp đồng | 100.000 đ x điểm chỉ số VN30 |
5 | Hệ số nhân | 100.000 đồng |
6 | Tháng đáo hạn | Tháng hiện tại, tháng liền kề, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo |
7 | Thời gian giao dịch |
|
8 | Biên độ dao động giá | +/- 7% |
9 | Bước giá | 0,1 điểm chỉ số |
10 | Đơn vị giao dịch | 01 Hợp đồng |
11 | KLGD tối thiểu | 01 Hợp đồng |
12 | Ngày Giao dịch cuối cùng | Ngày thứ 5 và thứ 3 trong tháng đáo hạn |
13 | Ngày thanh toán cuối cùng | Ngày làm việc sau ngày giao dịch cuối cùng |
14 | Phương thức thanh toán | Thanh toán bằng tiền |
15 | PP xác định giá thanh toán cuối cùng | Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL |
16 | Giá tham chiếu | Giá đóng cửa cuối ngày của ngày giao dịch gần nhất trước đó hoặc giá lý thuyết |
5. Cách định giá hợp đồng tương lai là gì
Nguyên tắc định giá của hợp đồng tương lai dựa trên nguyên tắc cơ bản cung và cầu thực tế của giao dịch diễn ra trên thị trường với giao dịch đó
Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu (Fair value of Index Futures) = Giá hiện tại (Spot Index) + Lãi vay (Interest) – Các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời hạn của hợp đồng.
F = Se(r-d)T
S: Giá cơ sở (VN30)
e: hằng số = 2.71
r: lãi suất vay
d: lợi suất cổ tức bình quân
T: Thời gian nắm giữ đến ngày đáo hạn
Ví dụ: HĐTL VN30 có kỳ hạn 1 tháng, giá cơ sở (chỉ số Vn30) là 1,000 điểm. Lãi suất vay là 9%, cổ tức trung bình của rổ chỉ số Vn30 là 3.5%/năm
Vậy giá tương lai hợp lý là: F = Se(r-d)T = 1,000 x 2.71(9% – 3.5 %)(1/12) = 1,004.5 điểm.
Trên đây là tổng quan kiến thức về hợp đồng tương lai là gì và cách định giá hợp đồng tương lai. Khi các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về loại hợp đồng này, bạn sẽ biết cách nắm bắtloại hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 bên (mua – bán) về một giao dịch trong tương lai, với mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng. cơ hội đầu tư trên thị trường phái sinh.