Full margin là gì? Full margin là thuật ngữ được nhà đầu tư chứng khoán sử dụng thường xuyên, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Full margin giúp nhà đầu tư xác định thời điểm đạt ngưỡng giới hạn ký quỹ. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn một số vấn đề liên quan đến full margin.
Full Margin trong chứng khoán là gì?
Full margin là gì? Full margin trạng thái mà nhà đầu tư đã ký quỹ vay quá mức cho phép và không thể đặt lệnh giao dịch được nữa. Việc quan sát dòng tiền cho vay đối với mã chứng khoán sẽ giúp NĐT giảm thiểu rủi ro và nắm bắt được cơ hội tốt. Nhà Nước quản lý việc ký quỹ này để ràng buộc mức trần cho dòng tiền đầu tư hữu hạn. Nó sẽ tồn động nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư không thể điều chỉnh khoản ký quỹ này được nữa.
Khi bạn đã vay ở mức Full Margin, bạn phải theo dõi những biến động đang xảy ra trên thị trường. Bởi vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Trong trường hợp thị trường giảm sâu nhưng bạn không kịp cắt lỗ thì sẽ dẫn đến âm tài khoản rất nhanh.
Cách nhận biết trạng thái Full Margin
Để nhận biết trạng thái full margin là gì, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm đầu tư vì hiện nay chưa có một báo cáo hay dữ liệu nào quy định về trạng thái full margin. Các công ty chứng khoán cũng không có thông báo chính thức nào về cách nhận biết trạng thái full margin là gì. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ theo dõi thị trường và xem xét tổng giá trị mua vào có vượt ngưỡng tổng vốn hay không.
Với những nhà đầu tư chọn hình thức ký quỹ thì cần phải bình tĩnh để đưa ra quyết định chính xác. Bạn nên nhớ, full margin là con dao hai lưỡi, nếu bạn biết nắm bắt cơ hội tốt thì tài khoản sẽ tăng trưởng rất nhanh, nhưng nếu bạn không đủ tỉnh táo quan sát thị trường thì sẽ có nguy cơ thua lỗ lớn.
Ảnh hưởng của Full Margin là gì?
Khi các nhà đầu tư nắm được ảnh hưởng của full margin là gì sẽ giúp bạn cắt lỗ kịp thời khi thị trường có biến động mạnh.
Ảnh hưởng của Full Margin đối với cổ phiếu
Khi có một số lượng lớn các nhà đầu tư sử dụng ký quỹ margin, nó sẽ khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Thông thường các nhà đầu tư có xu hướng thực hiện margin trong phiên điều chỉnh ngắn hạn và kết thúc khi thị trường có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể là bẫy, bạn cần hết sức lưu ý vì có thể “cá mập – shake” chốt lời khi lượng margin đã đủ lớn, và làm cho giá cổ phiếu rớt mạnh.
Lúc này, các nhà đầu tư nhỏ sẽ có dấu hiệu lo lắng, hoảng loạn và bán tháo cổ phiếu ra thị trường, giá giảm sâu và chạm ngưỡng “call margin”.
Ảnh hưởng của Full Margin đối với thị trường
Việc các công ty chứng khoán cho vay ký quỹ full margin cũng sẽ tác động đến thị trường chung. Theo thống kê, các công ty có hiện tượng ký quỹ full vào những ngày cuối cùng của các quý để điều chỉnh báo cáo tài chính. Khiến thị trường bị giảm điểm và ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư trên thị trường.
Cách xử lý trạng thái full margin
Để có thể đứng vững trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần phải có chiến lược quản lý rủi ro thông minh. Sau đây là một số cách để xử lý khi nhà đầu tư mắc phải trạng thái full margin
Có tỷ lệ tiền mặt hợp lý
Nhà đầu tư cần cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu hợp lý để tránh ký quỹ vượt mức. Áp dụng một nguyên tắc phổ biến khi đầu tư, đó là “không dồn hết trứng vào một giỏ”. Khi thời cơ tốt có thể mua cổ phiếu, tiền mặt sẽ giúp cho nhà đầu tư nắm bắt ngay cơ hội và chuyển đổi danh mục hợp lý.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu tối ưu nên là 30/70 khi thị trường tăng giá. Ngược lại, tỷ lệ này đảo chiều 70/30 khi thị trường giảm giá, thậm chí tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu rớt xuống chỉ còn 20%.
Tối đa hóa danh mục đầu tư
Tối đa hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các loại chứng khoán hay cổ phiếu theo những tỷ lệ khác nhau để tạo một cơ cấu tài sản hợp lý nhằm phân tán rủi ro, nâng cao tỷ suất lợi nhuận tối ưu.
Xem thêm: Lý do vì sao nên đa dạng hóa danh mục đầu tư
Tuân thủ stop loss
Cắt lỗ có vẻ khá thông dụng và đơn giản nhất đối với nhà đầu tư. Nhưng không nhiều nhà đầu tư duy trì nguyên tắc này một cách kỷ luật. Các nhà đầu tư nên tự đặt cho mình một tỷ lệ % cắt lỗ tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng người. Một lời khuyên từ William O’Neil trong phương pháp Canslim, đề cập về việc cắt lỗ: “Luôn giới hạn mức thua lỗ tối đa 7 – 8% so với giá mua vào, không có ngoại lệ”.
Trên đây là những thông tin về full margin là gì và cách phản ứng với trạng thái full margin. Để đầu tư thành công, các nhà đầu tư không chỉ trang bị kiến thức và còn phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng, xử lý vấn đề bình tĩnh để không rơi vào trạng thái bị động.