Xuất nhập khẩu là một trong những ngành đầu não của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Do đó, cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Vậy các mã cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu nào có tiềm năng nhất? Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây
1. Vì sao các nhà đầu tư thường chọn lựa cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu?
Cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu có nhiều tiềm năng đem đến lợi nhuận cao và được các nhà đầu tư ưa chuộng vì những lý do sau:
- Ngành xuất nhập khẩu là một trong những nhóm ngành mang lại nguồn thu nhập rất lớn và giúp cho nền kinh tế thị trường tại Việt Nam phát triển ổn định.
- Cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu là ngành có rất nhiều ưu điểm vượt trội, và có xu hướng phát triển lớn mạnh trong tương lai
- Trong tương lai, khi các hiệp định thương mại được ký giữa Việt Nam và các nước lớn ở Châu Âu thì ngành xuất nhập khẩu sẽ càng phát triển hơn nữa
- Theo phân tích, đánh giá của các chuyên gia dự đoán ngành xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng đột biến trong tương lai
2. Đặc điểm của cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu
Trước khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư nên xem xét cơ hội và rủi ro của cổ phiếu đó.
2.1. Ưu điểm
- Ngành xuất nhập khẩu phát triển trong nhiều lĩnh vực như: may mặc, hàng tiêu dùng, thiết bị máy móc, nông sản, thuỷ sản, gỗ,…
- Các chiến lược phát triển thương mại kinh tế quốc tế giữa các quốc gia sẽ giúp cho hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn. Điều này giúp cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
2.2. Nhược điểm
Cơ hội sẽ luôn đi kèm với những rủi ro như:
- Chi phí vận chuyển quốc tế cao,
- Thiếu hụt sản lượng,
- Không đủ nhân công
- Ảnh hưởng của dịch bệnh mang lại nhiều rủi ro cao
Tuy ngành này vẫn tồn tại những rủi ro nhưng các chuyên gia vẫn tin rằng cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư vì sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nhóm ngành này.
3. Top 5 mã cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu tiềm năng
3.1. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là tiền thân của Xí nghiệp May Bắc Thái. Công ty được thành lập năm 1979 và chủ yếu sản xuất và mua bán hàng may mặc, sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, mua bán máy móc thiết bị công nghiệp,..Là một trong những doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Theo thống kê báo cáo doanh thu tháng 6/2021, công ty TNG đạt được chỉ số tăng trưởng gần 30%. Cổ phiếu TNG trên các sàn chứng khoán đã được phát hành và niêm yết vào năm 2007. Vào cuối năm 2021, số liệu báo cáo cho thấy tại quý 4 của năm 2021, công ty đã thu lợi nhuận lên đến 40,3 tỷ đồng cùng chỉ số tỷ lệ tương ứng là 174%.
Vì là ngành may mặc nên ít bị ảnh hưởng biến động của nền kinh tế thị trường. Do đó, cổ phiếu của TNG thu hút được nhiều nhà đầu tư. Các hoạt động chia cổ tức được thực hiện liên tục và thường xuyên với tỉ lệ chia khá cao.
- Nhóm ngành: Dệt may
- Mã chứng khoán: TNG
- Sàn niêm yết: HNX
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 92,698,779
- Khối lượng cổ phiếu lưu hành: 97,378,280
- Vốn hóa thị trường: 2,595,57 tỷ đồng.
3.2. Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ
Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV), công ty được thành lập từ năm 2002 với số vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng. Công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực: Dược phẩm, mua bán trang thiết bị y tế, dụng cụ và hóa chất xét nghiệm y tế,..Các sản phẩm ý tế Việt Mỹ được sản xuất theo quy trình SOP, công nghệ Rapid Test thuộc công ty Calibiotech USA. Vì vậy các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn của trung tâm kiểm định Quốc gia Vắc xin.
Vì là sản phẩm y tế nên luôn được chú trọng và hoạt động sản xuất tăng trưởng không ngừng nghỉ. Trong năm 2021, tổng doanh thu của công ty tăng hơn 40% so với năm 2020. Các mã cổ phiếu của công ty được các nhà đầu tư tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư.
- Nhóm ngành: Y tế – Dược phẩm
- Mã chứng khoán: AMV
- Sàn niêm yết: HNX
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 91,108,861
- Khối lượng cổ phiếu lưu hành: 91,108,861
- Vốn hóa thị trường:965,75 tỷ đồng.
3.3. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Công ty này là tiền thân của Xí nghiệp Đông lạnh 22 thành lập năm 1977. Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại sàn HOSE năm 2006. Khi mới thành lập công ty chỉ hoạt động như một xưởng chế biến. Hiện nay, công ty đã phát triển vươn lên là một trong những thương hiệu đứng đầu trong ngành thuỷ sản của cả nước.
Công ty chuyên sản xuất mặt hàng như cá tra làm sẵn, cá tra đông lạnh, cá tra phi lê, ngao đông lạnh. Cổ phiếu ABT hiện được niêm yết trên sàn HOSE với số lượng rất lớn. Bạn có thể cân nhắc để đưa ra quyết định đầu tư.
- Nhóm ngành: Thủy sản
- Mã chứng khoán: ABT
- Sàn niêm yết: Hose
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 94,107,207
- Khối lượng cổ phiếu lưu hành: 97,378,280
- Vốn hóa thị trường: 400,10 tỷ đồng.
Tham khảo thêm: Top 4 mã cổ phiếu ngành ngân hàng tiềm năng
Trên đây là top 3 các mã cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu tiềm năng nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn cổ phiếu phù hợp, đạt được lợi nhuận cao và tránh được những rủi ro không đáng có.