Chỉ số RSI là một chỉ số quan trọng trong thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cần nắm rõ khái niệm về các chỉ số này để phân tích biên độ chứng khoán. Nếu bạn chưa biết về cách nhận định chỉ số này, hãy đọc bài viết sau đây.
1. Rsi trong chứng khoán là gì
Chỉ số RSI là viết tắt của Relative Strength Index. Đây là chỉ báo kỹ thuật được dùng để đo lường mức độ biến động giá cổ phiếu hoặc các loại tài sản khác. Mục đích dùng để đánh giá hiện tượng mua quá mức hoặc bán quá mức.
Chỉ số này biểu hiện dưới dạng dao động giữa 2 biên, có giá trị giới hạn từ 0 đến 100. Khi dao động dưới 30 điểm được gọi là tình trạng quá bán, dao động trên 70 điểm gọi là quá mua.
2. Ý nghĩa của chỉ số RSI trong chứng khoán
RSI thể hiện mỗi quan hệ tương quan giữa số chu kỳ tăng giá và giảm giá so với mức giá trung bình của một chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định.
Như đã đề cập ở trên, chỉ số RSI được thể hiện dưới dạng biên độ dao động từ 0-100 điểm. Khi ở vùng dao động dưới 30 điểm, giá cổ phiếu được gọi là quá bán và có thể sẽ đảo chiều tăng. Khi ở vùng dao động trên 70 điểm, giá cổ phiếu được cho là quá mua và có khả năng đảo chiều giảm.
Khi ở vùng dao động trung bình tầm 50 điểm, các nhà đầu tư có thể xem nó là vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự. Khi đó, nếu chỉ báo RSI giảm từ vùng quá mua xuống 50 điểm thì được xem là hỗ trợ. Lúc này, nhà đầu tư có thể xem xét vị tế mua vào. Và nếu chỉ báo RSI tăng từ vùng quá bán lên 50 điểm thì bạn có thể cân nhắc vị thế bán ra.
Tuy nhiên, việc sử dụng RSI theo các vùng có thể gây ra những sai lầm, do đó đòi hỏi người phân tích phải có góc nhìn khác về chỉ số này.
3. Công thức tính chỉ số RSI là gì?
Có 2 bước tính RSI, bắt đầu từ công thức sau:
RSI (step one) = 100 – 100/(1 + RS)
Trong đó:
RS: là sức mạnh tương đối, là phần trăm lãi hoặc lỗ trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Được tính bằng trung bình tổng số kỳ tăng chia cho trung bình tổng số kỳ giảm. (RS = AG/AL)
Thời gian tính: 14 ngày gần nhất
Trong giai đoạn lỗ, mức lãi trung bình sẽ được tính bằng 0. Trong giai đoạn lãi thì mức lỗ trung bình sẽ được tính bằng 0. Sử dụng giá trị trong 14 phiên giao dịch để tính toán giá trị RSI ban đầu.
Trong đó:
- Previous average gain: Mức lãi trung bình trước đó
- Previous average loss: Mức lỗ trung bình trước đó
- Current Gain: Mức lãi hiện tại
- Current Loss: Mức lỗ hiện tại
Bằng cách tính này, nhà phân tích sẽ tính được giá trị chỉ số RSI. Bước thứ hai của phép tính làm cho kết quả chính xác hơn, loại bỏ các dữ liệu nhiễu.
4. Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật RSI để xác định xu hướng giá
4.1. Xác định tình trạng quá mua, quá bán
Dựa vào chỉ số RSI ta có thể xác định được các cổ phiếu quá mua hay quá bán. Khi cổ phiếu được giao dịch cao hơn giá trị nội tại của nó thì gọi là quá mua. Ngược lại, khi cổ phiếu đang giao dịch tại mức thấp và có năng tăng giá thì là quá bán.
Nói cách khác
- Khi chỉ báo RSI > 30, đó là dấu hiệu tăng giá.
- Khi RSI < 70 thì đó là dấu hiệu giảm giá.
- RSI > 70, cổ phiếu được xem là quá mua và giá có thể giảm giá
- RSI < 30, cổ phiếu đang được bán ra nhiều và có thể tăng giá
4.2. Sự phân kỳ
Sự phân kỳ chỉ số RSI diễn ra khi có sự lệch pha giữa biến động giá và biến động RSI. Khi hướng đi của chỉ báo và giá di chuyển theo hướng ngược chiều nhau. Tình huống này chứng tỏ trong xu hướng giá đang sắp diễn ra việc tăng hoặc giảm giá.
Trong phân kỳ có 2 tình hình huống có thể xảy ra:
- Phân kỳ tăng giá: xảy ra khi đồ thị giá có xu hướng giảm, đồ thị RSI có xu hướng đi lên trong cùng một chu kỳ giá
- Phân kỳ giảm giá: xảy ra khi đồ thị giá có xu hướng tăng, đồ thị RSI có xu hướng giảm trong cùng một chu kỳ giá
4.3. Xác định xu hướng đảo chiều
Khi chỉ số RSI xuất hiện lại từ vùng quá mua hoặc quá bán. Tìn hiệu này gọi là “từ chối biến động” tăng, gồm 4 bước sau:
- RSI rơi vào vùng quá bán.
- RSI vượt trên mức 30.
- Chỉ báo RSI rơi từ mức đỉnh xuống một mức thấp mới và không quay lại vùng quá bán.
- RSI sau đó tăng lên phá vỡ mức đỉnh gần nhất.
Và tín hiệu “từ chối biến động” giảm cũng có 4 bước:
- Chỉ số kỹ thuật RSI tăng lên và đi vào vùng quá mua.
- RSI giảm xuống dưới mức 70.
- RSI từ mức đáy tăng lên một mức cao mới nhưng không quay lại vùng quá mua.
- RSI lại giảm xuống phá vỡ mức đáy gần nhất.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chỉ số RSI. Chỉ số này được các nhà đầu tư theo dõi dao động về giá của cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán. Các tín hiệu của RSI chỉ mang tính tương đối và phù hợp với xu hướng dài hạn hơn. Do đó, bạn cần kết hợp sử dụng các công cụ và chỉ báo khác để có thể xác định được tín hiệu giao dịch hiệu quả nhé!