Chỉ số ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản) là tỷ số được các doanh nghiệp sử dụng để tính mức độ sinh lời của họ so với tài sản đang có. ROA là chỉ thường được các nhà đầu tư dùng để đo lường sức mạnh về tài chính của công ty. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau về chỉ số ROA là gì trong chứng khoán.
1. Chỉ số ROA là gì?
ROA là viết tắt của Return On Asset hay tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Là một trong những chỉ số tài chính, chỉ số này cho biết một doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu thu nhập so với tài sản mà doanh nghiệp đó có.
Các nhà đầu tư dựa vào chỉ số ROA để chọn ra những cổ phiếu đầu tư tiềm năng. Một công ty hiệu quả trong việc chuyển hoá vốn đầu tư thành lợi nhuận được đánh giá thông qua chỉ số ROA.
2. Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA cho chúng ta biết mức lợi nhuận mà một công ty có thể tạo ra từ mỗi đồng đầu tư vào tài sản. Ở các doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng cho vay, ROA có ý nghĩa quan trọng khác. Cụ thể là:
2.1. Ý nghĩa đối với chủ doanh nghiệp
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì trong doanh nghiệp? Chỉ số ROA phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Dựa trên chỉ số ROA này sẽ giúp người quản lý của doanh nghiệp biết được số vốn bỏ ra để đầu tư và mang lai bao nhiêu lợi nhuận ròng.
Ví dụ Công ty B có chỉ số ROA =15% trong năm 2022. Nghĩa là với 10 tỷ đồng nguồn vốn, công ty sẽ thu về 1,5 tỷ đồng lợi nhuận tương ứng. Với chỉ số ROA càng cao thì cho thấy doanh nghiệp càng sử dụng hiệu quả tài sản.
2.2. Ý nghĩa đối với ngân hàng cho vay
ROA cho thấy cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của một công ty. Từ đó mà ngân hàng sẽ ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không khi đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Ý nghĩa đối với nhà đầu
Các nhà đầu tư chứng khoán thường sẽ sử dụng chỉ số ROA là một trong những yếu tố để lựa chọn cổ phiếu tốt. Khi đánh giá dựa vào chỉ số ROA thì sẽ xem trong cùng một ngành, công ty nào có chỉ số ROA cao hơn thì khả năng sinh lời càng tốt hơn.
Khả năng sinh lời tốt hơn thì cổ phiếu sẽ có giá cao hơn trên thị trường. Các nhà đầu tư cũng nên so sánh chỉ số ROA với các năm hoạt động trước đó của công ty để xem xét mức độ tăng trưởng khả năng sinh lời của công ty.
3. Chỉ số ROA là gì trong chứng khoán?
Thuật ngữ chỉ số ROA trong chứng khoán được biết đến là chỉ số tương quan giữa mức thu nhập của công ty so với tình hình tài chính/ tổng tài sản của công ty. Các nhà đầu tư sẽ dùng ROA để biết rằng doanh nghiệp đó sử dụng nguồn vốn như thế nào để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ số này nằm trong những chỉ số tài chính quan trọng để nhà đầu tư sử dụng để phân tích và lựa chọn cổ phiếu.
4. Công thức tính chỉ số ROA
Các nhà đầu tư có thể tham khảo cách tính ROA sau đây:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp x 100%
= ( Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu) x ( Doanh thu/ Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp) x 100%
= Biên lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản
ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.
Lợi nhuận sau thuế hay thu nhập ròng bằng doanh thu trừ chi phí.
Tổng vốn đầu tư doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp để kinh doanh, gồm vốn chủ sở hữu cộng vốn vay nợ hay tổng tài sản.
Biên lợi nhuận ròng bằng lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu.
Vòng quay tài sản bằng doanh thu chia cho tổng tài sản.
5. Chỉ số ROA bao nhiêu là đủ tốt?
Mỗi công ty, ngành nghề sẽ có chỉ số ROA khác nhau, nhưng để đánh giá được chỉ số ROA có tốt hay không, không thể so sánh các công ty với nhau mà còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Mỗi công ty sẽ hoạt động trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mỗi lĩnh vực có những đặc điểm, đặc trưng của từng ngành. Các ngành sẽ có cơ cấu tài sản khác nhau nên ROA trung bình mỗi ngành cũng khác nhau
Ví dụ: Đối với ngành công nghiệp nặng như xi măng, thép,.. thì các công ty trong ngành này có chỉ số tương đối thấp do tài sản cố định của các công ty ngành này yêu cầu rất lớn. Còn các ngành yêu cầu về tài sản cố định không yêu cầu quá cao như công nghệ thông, hàng tiêu dùng,.. thì chỉ số ROA tương đối cao.
- Dựa vào chỉ số ROA của các công ty cùng ngành tương đương: một cách so sánh để xem xét ROA có tốt hay không thì dựa vào các công ty cùng ngành, so sánh với chỉ số ROA trung bình ngành. Khi ROA doanh nghiệp cao hơn so với mức trung bình ngành thì doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả
- So sánh ngang chỉ số ROA với các năm quá khứ: Khi so sánh ROA của doanh nghiệp so với các năm quá khứ. Để biết rằng doanh nghiệp này có hoạt động tốt lên hay không.
Chỉ số ROA nhìn chung là một chỉ số đơn giản nhưng nó được sử dụng rất phổ biến đối trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số ROA cùng với các chỉ số tài chính khác để lựa chọn cổ phiếu tốt cho quyết định đầu tư của mình đạt hiệu quả tốt.