Chỉ số NIM được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chỉ số NIM là gì? chỉ số NIM được dùng để giúp các nhà đầu tư xác định mức độ hiệu quả nguồn thu nhập của các khoản cho vay. Vậy chỉ số NIM trong ngân hàng là gì, công thức tính như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau.
Chỉ số NIM là gì?
Chỉ số NIM là gì? NIM được viết tắt từ Net Interest Margin, còn được gọi là biên lãi ròng. Chỉ số này cho phép nhà đầu tư đo lường và so sánh thu nhập lãi ròng của một tổ chức tài chính tạo ra những sản phẩm tín dụng và phần lãi suất trả cho các khoản tiền gửi tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi.
Thông thường, chỉ số NIM được biểu thị dưới dạng tỷ lệ %, do đó kết quả cuối cùng chỉ là ước tính một khả năng sắp diễn ra chứ không phải là một con số chính xác. Thông qua số liệu mà chỉ số NIM chỉ ra, các nhà đầu tư sẽ có thêm một số tiêu chí để đánh giá và đưa ra quyết định có nên tiến hành giao dịch góp vốn hay đầu tư vào công ty này hay không.
Chỉ số NIM cho thấy được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Trường hợp chỉ số NIM âm, nghĩa là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đó không hiệu quả.
- Trường hợp chỉ số NIM dương, doanh nghiệp đó đang hoạt động có lãi. Thông thường các khoản lãi thu từ cho vay sẽ cao hơn lãi phải trả cho khoản tiền gửi.
NIM trong ngân hàng là gì?
Trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ số NIM là chỉ số phản ánh khoản tiền mà ngân hàng thu được từ các phần lãi của các khoản cho vay và khoản tiền mà ngân hàng đang trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Dựa vào chỉ số đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sinh lời và tăng trưởng của một ngân hàng
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nim
Trong lĩnh vực ngân hàng luôn có những biến động. Tuy nhiên nhờ vào chỉ số NIM trong báo cáo tài chính mà ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược để điều chỉnh, bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến NIM, đó là:
Nhu cầu khách hàng
Khi chính sách tiền tệ được Nhà nước điều chỉnh lại phù hợp với những biến động của thị trường. Theo đó, mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau về các khoản vay vốn hoặc gửi tiết kiệm.
- Nhu cầu về gửi tiết kiệm > các khoản vay, biên lãi ròng NIM sẽ giảm. Lúc này, ngân hàng phải trả lãi nhiều hơn số tiền nhận được.
- Ngược lại với các nhu cầu về khoản vay cao hơn khoản tiết kiệm, biên lãi ròng NIM sẽ tăng lên.
Chính sách tiền tệ của Nhà Nước
Các chính sách tiền tệ, quy định của Nhà nước, Chính phủ về lãi suất cũng sẽ có ảnh hưởng đến chỉ số biên lãi ròng NIM. Vì các mức lãi suất trên thị trường có thay đổi, biến động sẽ ảnh hưởng đến quyết định đi vay hay gửi tiền tiết kiệm của người dùng.
- Nếu lãi suất thấp, người dùng sẽ có xu hướng đi vay tiền nhiều hơn.Từ đó chỉ số NIM sẽ cao lên.
- Nếu lãi suất cao, đồng nghĩa với việc các khoản vay sẽ trở nên đắt hơn. Nhu cầu vay tiền sẽ ít đi và các khoản tiết kiệm sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn lúc này. Khi người tiêu dùng chọn tiết kiệm nhiều hơn thì chỉ số NIM sẽ thấp đi.
Các chính sách điều tiết tài khóa hoặc điều hướng dòng tiền của ngân hàng có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số NIM. Khi Nhà nước có sự thay đổi nhỏ nào đó về lãi suất. Thì nó sẽ có tác động trực tiếp đến dòng tiền trên thị trường, không chỉ riêng ngân hàng, chỉ số NIM cũng sẽ biến động theo.
Ý nghĩa của chỉ số NIM là gì?
Chỉ số Nim có nhiều ý nghĩa khác nhau trong lĩnh vực ngân hàng như:
- Phản ánh mức độ của các bộ phận như hội đồng quản trị, nhân viên ngân hàng có đạt mục tiêu duy trì sự tăng trưởng của các khoản thu từ lãi vay so với mức tăng lên của các khoản chi phí từ lãi tiền gửi của khách hàng cóc tốt không.
- chỉ số NIM giúp đo lường khả năng sinh lời của tổ chức tài chính có hiệu quả hay không.
- Chỉ số ở mỗi ngân hàng sẽ có sự chênh lệch về con số hiển thị vì nó phụ thuộc vào quy mô, uy tín, lãi suất, thương hiệu, khách hàng, mô hình, sản phẩm kinh doanh.
- Chỉ số NIM không phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Bạn cần sử dụng kết hợp với các chỉ số, yếu tố khác để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.
Công thức tính Nim trong ngân hàng
Để xác định được chỉ số Nim cụ thể trong ngân hàng, bạn có thể áp dụng công thức sau đây:
(Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản sinh lời từ khoản lãi bình quân) * 100
Trong đó,
- Thu nhập lãi thuần = (Thu nhập lãi + thu nhập tương tự) – (Chi phí lãi + chi phí tương tự).
- Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tổng của các khoản tiền gửi tại tổ chức tài chính khác như tiền gửi Ngân hàng Nhà nước, đầu tư chứng khoán, cho vay khách hàng, mua nợ.
Các khoản tiền trên không bao gồm các khoản dự phòng giảm giá hoặc rủi ro. Bạn có thể hiểu rõ Nim là gì qua một ví dụ dưới đây:
Khi ngân hàng cho vay 100 triệu đô trong 1 năm. Khoản thu nhập 5,5 triệu đô sẽ nhờ vào lãi suất. Trong cùng 1 năm đó, ngân hàng phải chi trả lại 2,5 triệu đô tiền lãi cho các khoản tiền gửi.
NIM = (5.5 – 2.5) / 100 = 0.03 hoặc 3%
Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số NIM là gì, công thức và ý nghĩa của chỉ số này. Qua đó, bạn có thể xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư có thêm kiến thức bổ ích.