• Trang chủ
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Top Đầu Tư | Trang tin tức và đánh giá đầu tư tài chính
  • Trang chủ
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Top Đầu Tư | Trang tin tức và đánh giá đầu tư tài chính
No Result
View All Result

Chỉ số EPS là gì? Ưu nhược điểm của chỉ số EPS trong chứng khoán

admintopdautu by admintopdautu
November 22, 2022
in Blog
0 0
0
Chỉ số EPS là gì? Ưu nhược điểm của chỉ số EPS trong chứng khoán
0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chỉ số EPS là chỉ số không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính. Chỉ số này được xem là những chỉ số tài chính quan trọng. Chỉ số này giúp các nhà đầu tư xác định được lợi nhuận khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vậy chỉ số EPS là gì? Hãy đọc ngay bài viết sau.

1. Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS được viết tắt từ thuật ngữ Earning per share. Có nghĩa là phần lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận được. Ngoài ra, EPS còn được hiểu là một khoản lợi nhuận mà bạn có được trên 1 lượng vốn đã bỏ ra.

Chỉ số eps là gì

2. Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì?

Chỉ số EPS còn là một công cụ giúp nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một công ty trên thị trường chứng khoán. Khi chỉ số EPS cao sẽ cho thấy lợi nhuận mang về được tăng trưởng.

Các công ty thường dùng chỉ số EPS để làm thước đo phân chia lãi suất cho cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường.

VD: Công ty ABC phát hành 10 triệu cổ phiếu. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của công ty ABC là 1 triệu USD.

Khi đó, một cổ phiếu sẽ có EPS rơi vào khoảng 10 USD. Hay nói cách khác, mỗi cổ phiếu của công ty ABC có lợi nhuận vào khoảng 10 USD.

3. Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS có những ý nghĩa nhất định như sau:

  • Chỉ số EPS thể hiện tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Dựa vào đó các nhà đầu tư sẽ dễ dàng lựa chọn khi tham gia vào cổ phiếu.
  • Chỉ số EPS được xem là một chỉ số dùng để so sánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
  • Ngoài ra nó còn được sử dụng để tính toán những chỉ số kinh tế khác như P/E và ROE.

4. Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán

Chỉ số EPS được chia làm 2 loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng

4.1. Chỉ số EPS cơ bản – Basic EPS

EPS cơ bản :Chỉ số này đo lường lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu thường. EPS cơ bản được tính theo công thức sau:

EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

4.2. Chỉ số EPS pha loãng – Diluted EPS

Chỉ số EPS pha loãng Được sử dụng để hạn chế rủi ro đồng thời pha loãng lợi nhuận của một cổ phiếu. Chỉ số EPS pha loãng giúp doanh nghiệp có thêm các dạng khác ngoài cổ phiếu thường như: các loại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, ESOP…Các loại này sẽ chuyển thành cổ phiếu thường và làm tăng dần chỉ số nếu có dòng tiền tiếp tục đổ vào.

Chỉ số EPS pha loãng được tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành + số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Các nhà đầu tư nên quan tâm cả 2 chỉ số EPS trên vì 2 chỉ số EPS này được đánh giá là có tính chính xác cao hơn. Tất cả chỉ số đều được thể hiện đầy đủ và chi tiết trong báo cáo tài chính, trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là khoản lợi tức của doanh nghiệp là khoản thực nhận sau khi trừ các chi phí khác như khấu hao tài sản, nộp thuế, lãi suất vay,…
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: là khoản lợi nhuận cho cổ phiếu ưu đãi mà nhà đầu tư có được, cổ phiếu được niêm yết cố định theo tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu ưu đãi đó.
  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành thường được xét vào thời điểm cuối kỳ để dễ tính toán hơn.

Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán

5. Ưu nhược điểm của chỉ số EPS

Như đã nói, chỉ số EPS rất quan trọng trong báo cáo tài chính, các nhà đầu tư cần hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm khi tính toán chỉ số EPS

5.1. Ưu điểm

  • Chỉ số EPS phản ánh tình hình kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp một cách thực tế. Do đó có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
  • Dựa vào EPS, bạn có thể đo lường giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành. Hoặc giữa các ngành với nhau trong cùng một nền kinh tế trên thị trường chứng khoán.
  • Chỉ số EPS còn được dùng để đo lường các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số ROE, P/E.

5.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, EPS vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Khi EPS âm sẽ làm cho công thức P/E không còn giá trị. Khi đó, nhà đầu tư phải dùng công cụ/chỉ số khác để tính toán.
  • Các doanh nghiệp mua bán tài sản, các doanh nghiệp chu kỳ sẽ có những biến động mạnh ảnh hưởng đến chỉ số EPS.
  • Chỉ số ESOP hay cổ phiếu chắc chắn sẽ giảm khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi. Vì vậy, nhà đầu tư nên đọc báo cáo tài chính kỹ càng để nắm bắt được tình hình thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp có lợi nhuận ảo thông qua việc tăng số lượng các khoản phải thu và hàng tồn kho

6. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình kinh doanh tốt khi có chỉ số EPS lớn hơn 1500 hoặc tối thiểu là 1000. Đặc biệt, chỉ số này nên được duy trì trong nhiều năm và tăng trưởng mới có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Trên đây là những thông tin căn bản về chỉ số EPS trong chứng khoán. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các nhà đầu tư hiểu được các khái niệm chuyên ngành. Chúc bạn đầu tư hiệu quả và thành công nhé!

Previous Post

Tìm hiểu về chi phí phát hành trái phiếu và điều kiện phát hành trái phiếu.

Next Post

Chỉ số Beta là gì? Tầm quan trọng của chỉ số Beta

admintopdautu

admintopdautu

Next Post
Chỉ số Beta là gì? Tầm quan trọng của chỉ số Beta

Chỉ số Beta là gì? Tầm quan trọng của chỉ số Beta

You might also like

Bật mí về phương pháp đầu tư Warren Buffett

Bật mí về phương pháp đầu tư Warren Buffett

January 31, 2023
Hướng dẫn thực hiện phương pháp CANSLIM trong chứng khoán

Hướng dẫn thực hiện phương pháp CANSLIM trong chứng khoán

January 31, 2023
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

January 31, 2023
Mô hình nến Doji là gì? Cách giao dịch với nến Doji

Mô hình nến Doji là gì? Cách giao dịch với nến Doji

January 31, 2023
Phân tích Dupont là gì? Mô hình Dupont đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Phân tích Dupont là gì? Mô hình Dupont đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

January 31, 2023
Phân biệt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong đầu tư

Phân biệt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong đầu tư

January 31, 2023

TOP ĐẦU TƯ - TRANG WEB CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN VỀ TÀI CHÍNH CHẤT LƯỢNG

Liên hệ với chúng tôi

222 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức tài chính

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In