Chi phí phát hành trái phiếu là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu. Không ít doanh nghiệp mới gặp khó khăn trong lần đầu phát hành trái phiếu. Để hiểu rõ hơn về cách tính chi phí phát hành trái phiếu và quy trình phát hành Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Phát hành trái phiếu là gì
Trái phiếu được xem là một chứng nhận nghĩa vụ nợ, trong đó nhà phát hành (đi vay) phải trả cho nhà đầu tư (người sở hữu trái phiếu) một khoản tiền cụ thể với một lãi suất cố định trong khoản thời gian xác định.
Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ để xác định nghĩa vụ trả nợ của người phát hành trái phiếu và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu trái phiếu.
2. Đặc điểm của trái phiếu
- Nguồn thu nhập của trái phiếu đến từ tiền lãi. Trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Mệnh giá của trái phiếu chính là vốn gốc của khoản nợ đó, lãi của trái phiếu được gọi là trái tức.
- Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Khi đơn vị phát hành trái phiếu bị giải thể hoặc phá sản thì đơn vị đó có nghĩa vụ thanh toán cho những NĐT nắm giữ trái phiếu trước khi chia cho các cổ đông trong công ty. Trái phiếu giao dịch trên thị trường thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên
- Trái phiếu có 3 đặc điểm nổi trội của một tài sản chính: khả năng sinh lời, tính rủi ro, tính thanh khoản.
3. Thế nào là chi phí phát hành trái phiếu?
Trước khi bắt đầu xây dựng quy trình phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp rất quan tâm đến chi phí phát hành trái phiếu. Chi phí trái phiếu hiện được chia làm 3 loại: Chi phí phát hành một lần, các khoản thường phí phát hành thường niên, các chi phí phát sinh khác. Chi phí phát hành trái phiếu được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị Định 53/2009/NĐ-CP
3.1. Chi phí phát sinh một lần
Chi phí phát hành trái phiếu một lần là các khoản chi phí mà doanh nghiệp chỉ phải chi trả một lần duy nhất, Nó bao gồm các khoản: Phí tư vấn phát hành, phí tư vấn bảo lãnh phát hành. Dựa vào quy mô của doanh nghiệp sẽ có mức chi phí cần trả khác nhau. Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp có thể dự trù trước để tính toán chi phí hợp lý.
3.2. Khoản chi phí phát hành trái phiếu thường niên
Các khoản chi phí phát hành trái phiếu thường niên chủ yếu là khoản tiền trả cho các đại lý tài chính, đại lý chuyển nhượng, các sở giao dịch chứng khoán đúng với thỏa thuận từ ban đầu đã ký kết.
3.3. Các khoản chi phí khác
Các khoản chi phí này bao gồm: khoản chi về việc phát hành hay trả nợ trái phiếu. Tuỳ vào thời điểm mà các khoản phí này được thay đổi khác nhau và cũng không có kỳ hạn nhất định. Khoản chi phí này buộc bên phát hành trái phiếu phải thực hiện theo nghĩa vụ đã được cam kết từ ban đầu với trái chủ.
4. Quy trình phát hành trái phiếu
Để phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị qua nhiều giai đoạn, xây dựng chiến lượng và hoàn tất quy trình chính xác nhất. Sau đây là 3 giai đoạn chính trong việc phát hành trái phiếu:
4.1. Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược và chi phí phát hành trái phiếu
Đây là một bước rất cần thiết để doanh nghiệp có thể lập ra những kế hoạch cụ thể chi tiết cho hướng đi sắp tới trong tương lai. Doanh nghiệp có thể hình dung được về kế hoạch phát hành, kêu gọi vốn ra sao, kế hoạch phát hành như thế nào, cách kêu gọi vốn và xoay dòng tiền (cash flow) để có thể trả lãi, hoàn trả gốc theo đúng tiến độ.
Nội dung phát hành trái phiếu nên bao gồm đầy đủ thông tin chi tiết về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần thể hiện được sơ lược về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh.
Trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần phải trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt và sau đó thông báo đến các nhà đầu tư có nhu cầu góp vốn bằng hình thức mua trái phiếu.
4.2. Giai đoạn 2: Gửi thông báo đến Bộ Tài chính
Trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo đến Bộ Tài chính. Thông báo này cần được gửi trước thời điểm phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày. Dựa vào thông báo này, Bộ Tài chính có thể theo dõi được tình hình phát hành trái phiếu theo đúng quy định của tổ chức.
4.3. Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ đến Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu bao gồm:
- Phương án phát hành trái phiếu.
- Quyết định phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền.
- Cùng với các tài liệu, văn bản pháp lý chứng minh về điều kiện phát hành.
- Các hợp đồng bảo lãnh phát hành.
- Văn bản chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn đã đạt điều kiện hoàn thành về các thủ tục đầu tư.
Sau khi được thông qua và nhận xác nhận bằng văn bản, doanh nghiệp mới đủ điều kiện để phát hành trái phiếu.
Qua những chia sẻ về chi phí phát hành trái phiếu và cũng như những điều kiện để phát hành trái phiếu. Chúng tôi hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn và giúp bạn có thể tìm ra được những định hướng phát triển cho riêng mình nhé!