Thuật ngữ cán cân thương mại khá phổ biến trong lĩnh vực kinh tế xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cán cân thương mại là gì và vai trò của nó đối với nền kinh tế ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại (Balance Of Trade) hay còn gọi là xuất khẩu ròng (Net Export) là giá trị sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Cán cân thương mại sẽ được tính theo đơn vị tỷ USD. Đây là một số minh chứng quan trọng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
Ngoài ra, nó còn được biết đến với thuật ngữ “Cán cân xuất nhập khẩu“. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (xuất siêu) thì cán cân thương mại thặng dư. Khi giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu (nhập siêu) thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương mại.
2. Vai trò của cán cân thương mại là gì?
2.1. Tác động tới tỷ giá hối đoái
Như đã đề cập ở trên, khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại có thặng dư, lượng hàng hoá xuất khẩu lớn. Điều này làm cho dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều hơn làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ.
Đồng nội tệ là phương tiện chính trong việc trao đổi giao thương. Do đó, nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng lên, tiền cũng được tăng giá trị. Khi đó, một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.
Khi giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (nhập siêu), cán cân thương mại thâm hụt. Các doanh nghiệp phải mua hàng từ quốc gia khác bằng ngoại tệ đất nước đó. Có thể thấy, các hoạt động nhập khẩu tăng cao sẽ khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng theo. Từ đó mà đồng ngoại tệ cũng sẽ tăng giá.
Vì vậy, dựa vào những quy luật này, chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách liên quan để kiểm soát dòng tiền kịp thời.
2.2. Tác động tới nền kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế vĩ mô, bạn đã biết tác động của cán cân thương mại là gì chưa?
- Nếu cán cân thương mại dương phản ánh quốc gia đang thu hút được lượng vốn FDI lớn, giúp tăng vị thế cho quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó cho thấy nền kinh tế đang phát triển tốt.
- Cán cân thương mại dương còn cho thấy mức độ đầu tư của quốc gia đó đang lớn hơn mức độ tiết kiệm. Thu nhập tăng lên, mức sống của người dân cũng được cải thiện hơn.
- Ngược lại, khi cán cân thương mại âm sẽ phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đang gặp vấn đề, không có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Các doanh nghiệp nên tìm giải pháp để nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
3. Công thức tính cán cân thương mại
Công thức tính cán cân thương mại:
Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu
- Khi xuất khẩu > nhập khẩu, cán cân thương mại > 0 → quốc gia có thặng dư thương mại.
- Khi xuất khẩu < nhập khẩu, cán cân thương mại < 0 → quốc gia có sự thâm hụt thương mại.
- Nếu xuất khẩu = nhập khẩu, cán cân thương mại ở mức cân bằng. Tức là không có sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Ví dụ năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 282,66 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 262,7 tỷ USD. Lúc này cán cân thương mại của Việt Nam năm 2020 là: 282,66 – 262,7 = 19,96 tỷ USD. Số liệu này cho thấy đang có thặng dư.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một quốc gia bao gồm: Tỷ giá hối đoái, các chính sách thương mại, lạm phát.
4.1. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái tác động rất lớn đến cán cân thương mại của một quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho giá nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn, giá hàng hoá xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn.
Do đó, nhập khẩu sẽ có xu hướng lớn hơn xuất khẩu dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại nghiêm trọng. Giá đồng nội tệ tăng lên tạo tiền đề cho các hoạt động xuất khẩu. Từ đó mà hoạt động nhập khẩu sẽ gặp bất lợi, giá trị xuất khẩu ròng có xu hướng tăng.
4.2. Chính sách thương mại
Tác động của chính sách thương mại đến cán cân thương mại là gì? Chính sách thương mại được Chính phủ quy định liên quan đến các hoạt động thương mại như: thuế quan, phi thuế quan nhằm điều chỉnh hoạt động xuất-nhập khẩu để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô.
4.3. Lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng đến giá các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, lạm phát sẽ khiến giá cà phê tăng cao. Cà phê và các sản phẩm được làm từ cà phê đều bị đẩy giá thành lên cao. Điều này làm cho sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn và mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường, xuất khẩu cũng sẽ khó khăn hơn.
Bài viết trên là một số chia sẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế của một quốc gia.