Biết cách đọc bảng giá chứng khoán là điều cơ bản cần có cho một nhà đầu tư F0. Việc đọc và hiểu được bảng giá chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư ra quyết định tối ưu nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán cho những nhà đầu tư mới.
1. Tại sao cần biết cách đọc bảng giá chứng khoán?
Bảng giá chứng khoán bao gồm các thông tin liên quan về giá, khối lượng giao dịch chứng khoán, các hợp đồng quyền chọn, chứng quyền trên thị trường chứng khoán. Có hai bảng giá riêng biệt ở Việt Nam. Bảng giá dành cho Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và bảng còn lại là của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mỗi công ty chứng khoán cũng có bảng riêng cho từng công ty chứng khoán và các tổ chức quản lý quỹ. Được cập nhật các thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Biết được cách đọc bảng giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ biết được giá thị trường cổ phiếu đang khớp lệnh, các cổ phiếu đang chờ mua, chờ bán, diễn biến thị trường. Biết cách đọc bảng giá chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi được tình hình thị trường và ra quyết định đặt lệnh phù hợp.
2. Cách đọc bảng giá chứng khoán để hiểu các chỉ số thị trường
Một cách đọc bảng giá chứng khoán hiệu quả là bạn nên chú ý đến các chỉ số thị trường trên bảng giá. Các chỉ số này thể hiện rõ nhất về diễn biến thị trường, các chỉ số giá của một số nhóm cổ phiếu. Cụ thể:
- VN-index: chỉ số thị trường về biến động giá trên sàn giao dịch Hồ Chí Minh (HOSE)
- HNX-index: chỉ số thị trường về biến động giá trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX)
- VNX-AllShare: chỉ số thị trường về biến động giá trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- UPCOM-index: chỉ số thị trường về biến động giá trên thị trường UPCOM (các công ty đại chúng chưa niêm yết).
3. Quy định về màu sắc trong bảng chứng khoán
Để biết thêm về cách đọc bảng điện tử chứng khoán thì đọc được màu sắc của giá trên bảng giá chứng khoán là cần thiết.
- Màu xanh dương: là giá sàn, giá tối thiểu có thể giao dịch trong phiên ngày giao dịch.
- Màu đỏ: giá giảm so với giá tham chiếu
- Màu vàng: giá bằng với giá tham chiếu.
- Màu xanh lá: giá tăng so với giá tham chiếu.
- Màu tím: là giá trần, giá tối đa có thể giao dịch trong phiên ngày giao dịch.
Một số lưu ý về giá cho nhà đầu tư:
- Giá trần là mức giá cao nhất, giá sàn thấp nhất có thể giao dịch trong ngày giao dịch. Hai mức giá này sẽ được tính dựa theo biên độ dao động của mỗi sàn đối với giá tham chiếu. Sàn HOSE thì biên độ dao động là +-7%. Sàn HNX là +-10%.
Sàn HOSE: Ví dụ mã ACB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu). Giá tham chiếu hôm nay là 19.1. Biên độ dao động của ACB là 19.1 x 7%, giá trần sẽ là 19.1 + 19.1 x 7% = 20.437 làm tròn là 20.4 Và giá sàn là 19.1 – 19.1 x 7% = 17.763 làm tròn là 17.8.
Sàn HNX: Ví dụ mã BVS (Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt). Giá tham chiếu hôm nay là 11.6. Biên độ dao động của BVS là 11.6 x 10%, giá trần sẽ là 11.6 + 11.6 x 10% = 12.76 làm tròn là 20.7 Và giá sàn là 11.6 – 11.6 x 10% = 10.44 làm tròn là 10.5.
4. Danh sách các cột trên bảng giá
4.1. Cột Mã CK (Mã chứng khoán)
Cột mã CK là danh sách các mã chứng khoán của các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Các mã này được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái (A-Z). Ở Việt Nam các mã này thường là tên viết tắt của các công ty.
Ví dụ: ACB là tên viết tắt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, viết tắt là Á Châu Bank (ACB).
4.2. Cột TC (Giá tham chiếu)
Cột TC là mức giá đóng cửa của ngày hôm trước, và là giá cơ sở dùng để tính mức giá trần và giá sàn của cổ phiếu. Giá tham chiếu sẽ được tính khác nhau nếu như ngày giao dịch là ngày giao dịch không hưởng quyền. Hoặc trước ngày giao dịch không có mức giá đóng cửa.
4.3. Cột trần (Giá trần)
Là mức giá tối đa mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh trong ngày giao dịch. Bằng giá tham chiếu cộng với biên độ dao động.
4.4. Cột sàn (Giá sàn)
Là mức giá tối thiểu mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh trong ngày giao dịch.Bằng giá tham chiếu trừ biên độ dao động.
4.5. Cột TKL (Tổng khối lượng)
Là khối lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày giao dịch. Cột này giúp nhà đầu tư biết được tính thanh khoản của cổ phiếu trong ngày giao dịch.
4.6. Cột Dư mua
Cột thể hiện giá và khối lượng tương ứng của bên nhà đầu tư mua chứng khoán. Sắp xếp theo thứ tự giá tăng dần từ trái sang phải.
- G1 và KL1: Là giá đặt mua cao nhất trên thị trường cùng khối lượng tương ứng. Mức giá được ưu tiên khớp lệnh trước.
- G2 và KL2: Mức giá đặt mua cao thứ 2 sau mức G1 cùng với khối lượng tương ứng.
- G3 và KL3: Mức giá đặt mua cao thứ 3 cùng khối lượng tương ứng. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
4.7. Cột Dư bán
Cột thể hiện giá và khối lượng tương ứng của bên nhà đầu tư bán chứng khoán. Sắp xếp theo thứ tự giá tăng dần từ trái sang phải.
- G1 và KL1: Là giá đặt bán thấp nhất trên thị trường cùng khối lượng tương ứng. Mức giá được ưu tiên khớp lệnh trước.
- G2 và KL2: Mức giá đặt bán cao hơn với mức G1 cùng với khối lượng tương ứng.
- G3 và KL3: Mức giá đặt mua thứ 3 cùng khối lượng tương ứng. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
4.7. Cột khớp lệnh
Bao gồm giá, KL, ‘+/-’ với ý nghĩa giá là mức giá khớp lệnh trong phiên giao dịch hoặc cuối này. KL là khối lượng khớp lệnh tương ứng với mức giá. ‘+/-’ là mức tăng giảm giá so với giá tham chiếu.
Cột khớp lệnh sẽ nằm chính giữa bên mua và bên bán để có thể theo dõi sự chênh lệch giá.
4.8. Cột Giá
Gồm có cột nhỏ, cao, TB. Với ý nghĩa cao là mức giá khớp lệnh trong ngày cao nhất. Nhỏ là mức giá khớp lệnh trong ngày nhỏ nhất.
Qua bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm kiến thức về cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất. Khi biết được cách đọc bảng giá chứng khoán, bạn đã bước đầu nắm được kiến thức cơ bản cho việc đầu tư rồi đấy.