Thuật ngữ break out là gì vẫn còn rất nhiều trader mới chưa hiểu rõ. Khi mà giá cổ phiếu di chuyển ra ngoài một mức kháng cự hoặc hỗ trợ với khối lượng tăng lên xác định được gọi là điểm đột phá hay break out. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu break out trong chứng khoán và dấu hiệu nhận biết break out qua bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa thuật ngữ Break và break out
Chúng ta có thể định nghĩa break out là gì? Break out là sự kết hơp giữa động từ break và out. Break là động từ có nghĩa là đập vỡ, làm vỡ, gãy hay là ngắt đoạn. Giới từ out là ngoài, hoàn toàn, ra, hết. Kết hợp break với out có nghĩa là đột phá.
1.1. Break là gì trong chứng khoán?
Khi một chứng khoán thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về giá hay chỉ số thị trường tăng, giảm một cách liên tục và phá vỡ đỉnh hoặc đáy đã tạo trước đó. Nó được dùng để xác định một vị trí trong giai đoạn đầu của xu hướng. Khi đầu tư xác định được điểm break sẽ làm giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội tối đa hoá lợi nhuận.
1.2. Break out trong chứng khoán là gì?
Sau khi tìm hiểu break là gì trong chứng khoán chúng ta sẽ tìm hiểu break out trong chứng khoán là gì? Break out là một thuật ngữ dùng để phân tích kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán. Cụ thể hơn là khi giá di chuyển trên mức kháng cự và dưới mức hỗ trợ. Sau khi đã vượt trên mức kháng cự thì mức kháng cự này trở thành mức hỗ trợ mới.
Nếu sự đột phá đủ lớn thì các biện pháp an toàn của sàn giao dịch sẽ được kích hoạt để tạm thời ngừng giao dịch trong thời gian còn lại của phiên giao dịch hoặc trong một khoảng thời gian giới hạn.
2. Các loại Break out trên thị trường Forex
Thông thường sẽ có 2 loại break out trên thị trường giao dịch ngoại hối (forex) chính là:
2.1. Tiếp tục đột phá
Sau khi breakout thì các nhà đầu tư sẽ tạm dừng để tìm ra các bước cần làm tiếp theo và được gọi là thời kỳ hợp nhất hay là thị trường ràng buộc phạm vi. Và sau đó sẽ có xu hướng tiếp tục đột phá khi sự hợp nhất cuối cùng bị phá vỡ. Điều này đều có thể xảy ra trong thị trường tăng hoặc thị trường giảm.
2.2. Đột phá đảo ngược
Đột phá đảo ngược trái ngược với tiếp tục đột phá. Sau khi trải qua giai đoạn thời kỳ hợp nhất thay vì sẽ tiếp tục đột phá thì thị trường sẽ đi theo hướng ngược lại. Đột phá tăng sẽ đảo chiều giảm, đột phá giảm sẽ đảo chiều tăng.
3. Dấu hiệu nhận biết Break out thành công
Các nhà đầu tư sẽ có rất nhiều cơ hội giao dịch và giảm thiểu rủi ro khi nhận biết được điểm break out thành công. Khi mức giá tăng phá vỡ mức kháng cự và giảm xuống mức hỗ trợ là hiện tượng của break out thành công. Vậy làm sao để có thể xác định được mức kháng cự và mức hỗ trợ. Chúng ta có thể xem xét các cách sau đây:
3.1. Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc
Mức giá đóng cửa là mức giá mà tại đó mức giá của một cổ phiếu được xác định là mức giá cuối cùng trong ngày. Bên mua và bên bán có khối lượng giao dịch tại mức giá đó là lớn nhất trong phiên giao dịch ATC.
Mức giá đóng cửa là một điểm quan trọng khi giao dịch với phương pháp breakout. Chúng ta sẽ kết hợp giá đóng cửa với ngưỡng lọc để có tính chính xác và độ tin cậy hơn khi breakout thành công.
3.2. Tính thanh khoản của cổ phiếu
Tính thanh khoản của cổ phiếu có thể hiểu là khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thì cổ phiếu đó có dễ dàng mua vào, bán ra hay không. Dựa vào kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì khi mức giá breakout vượt khỏi mức kháng cự thì sẽ kèm theo mức thanh khoản thấp nhất 50% so với trung bình ở 20 phiên trước đó. Và ngược lại mức giá breakout rơi khỏi điểm hỗ trợ sẽ kèm theo thanh khoản ít phát huy hơn so với điểm kháng cự.
3.3. Các chỉ báo
Để nhận định điểm breakout thành công thì dựa vào công cụ các chỉ báo lá khá phổ biến. Các nhà đầu tư cần chú ý khi mà breakout vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng phân kỳ lại âm. Hay breakout xuống dưới mức hỗ trợ nhưng phân kỳ âm.
4. Chiến lược giao dịch Break Out
Cần có chiến lược để phòng ngừa khi giao dịch đột phá. Có một chiến lược phòng ngừa xác định trước là một yếu tố cần thiết cho tiếp cận giao dịch breakout thành công.
4.1. Chốt lời khi có lợi nhuận
Khi lập mục tiêu về giá, cần nhìn vào hành vi gần đây của các cổ phiếu để xác định giá hợp lý. Tính toán biến động giá gần đây và tính trung bình để có được giá tương đối. Nếu giá cổ phiếu có dao động giá trung bình là 4 điểm trong vài lần biến động gần đây thì đây sẽ là giá mục tiêu. Khi đã được giá mục tiêu thì các nhà đầu tư nên thoát khỏi vị thế chốt lời.
4.2. Cắt lỗ khi thất bại
Cần xác định được điểm thất bại của giao dịch, điểm cắt lỗ khi giao dịch thất bại. Sau khi bứt phá, mức kháng cự cũ sẽ trở thành mức hỗ trợ mới. Trong khi mức hỗ trợ cũ sẽ trở thành mức kháng cự mới. Đây là cách xác định dễ dàng cho quyết định cắt lỗ. Sử dụng mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự để cắt lỗ cho giao dịch của nhà đầu tư.
4.3. Nơi đặt lệnh dừng
Khi nhà đầu tư đã lỗ và muốn thoát khỏi vị trí bị lỗ, hãy sử dụng mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó mà giá break out.
Bài viết trên là những thông tin về break out là gì và dấu hiệu nhận biết break out trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm thông tin để từ đó cân nhắc và có những tính toán phù hợp khi đầu tư nhé!